Thực hư tác dụng thần kỳ của gạo lứt nảy mầm?
Gạo lứt rang nấu nước uống có tác dụng gì? Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng? Ăn gạo lứt có giảm cân không? |
Gạo lứt nảy mầm (gạo mầm) là sản phẩm của quá trình ngâm và ủ gạo lứt trong nước ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ pH thích hợp nhằm tạo ra môi trường tương thích với quá trình nảy mầm tự nhiên của hạt gạo. Hạt gạo sau khi nảy mầm mang lại tác dụng nhiều hơn, tốt hơn cho sức khỏe bởi gia tăng thêm các chất dinh dưỡng và có lợi cho đường tiêu hóa.
Gạo lứt nảy mầm có lượng chất xơ vô cùng lý tưởng. Ảnh minh họa |
Dinh dưỡng trong gạo lứt nảy mầm
Quá trình nảy mầm đã làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong gạo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gạo mầm có giá trị dinh dưỡng tốt hơn gạo lứt và gạo trắng thông thường như giàu vitamin B protein, chất xơ, magie, kali, kẽm....chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, giúp tăng cường và nâng cao chất lượng sức khỏe.
Đặc biệt, gạo lứt nảy mầm có chứa hàm lượng chất GABA cao gấp 10 lần so với gạo trắng và gấp 2 lần so với gạo lứt. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm huyết áp, hạn chế mất ngủ, cải thiện hệ thần kinh trung ương,...
Gạo lứt nảy mầm mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Kiểm soát huyết áp: Cũng giống như gạo lứt, gạo lứt nảy mầm có lượng chất xơ vô cùng lý tưởng. Giúp loại bỏ lượng cholesterol xấu và hỗ trợ giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tim mạch gây ra.
Giúp đầu óc tập trung, tỉnh táo, cải thiện giấc ngủ: Chất GABA tìm thấy trong gạo lứt nảy mầm hoạt động như một chất dẫn truyền xung thần kinh. Chúng có nhiệm vụ cải thiện tâm trạng, loại bỏ các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Từ đó, giúp cải thiện chức năng của não bộ, giảm lo lắng, tăng cường chất lượng và số lượng giấc ngủ.
Không những thế gạo lứt nằm còn có hàm lượng khoáng chất phong phú như magie, các vitamin,... Sẽ giúp khắc phục chứng mất mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chất xơ trong gạo lứt nảy mầm được biết đến với vai trò điều chỉnh, giải phóng glucose và Insulin vào cơ thể chậm hơn so với gạo trắng.
Ngoài ra gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là nó sẽ được tiêu hóa chậm và ít làm ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng đường trong máu.
Gạo lứt chứa axit phytic, chất xơ và các polyphenol thiết yếu giúp giải phóng đường chậm hơn và giữ cho chúng ta khỏe mạnh.
Gạo lứt nảy mầm giúp giảm cân: Gạo lứt rất giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết hấp do đó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này đã làm gạo lứt trở thành một người bạn đồng hành cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều người sử dụng gạo lứt cho thực đơn ăn kiêng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe tim mạch vì một số lý do sau: Thứ nhất, vào trong gạo có thể làm giảm lượng cho cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt; Thứ 2, chắc xơ sẽ có nhiệm vụ loại bỏ những mảng bám tích tụ trên thành động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và hạn chế các biến chứng bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Ngăn ngừa bệnh tật: Gạo lứt có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u tuyến vú mà không gây hại cho tế bào bình thường và làm tăng tác dụng điều trị của các loại thuốc hóa trị . Các chất chống oxy hóa anthocyanins và melatonin được tìm thấy trong gạo lứt đen, gạo lứt tím và gạo lứt huyết rồng có đặc tính ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường loại 2,..
Cách làm gạo lứt nảy mầm Bước 1: Lọc, loại bỏ những hạt gạo lứt không còn phôi và các hạt bị gãy vỡ Bước 2: Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 30 – 350C trong khoảng 20 – 36 giờ, thay nước sau mỗi 6 – 8h để kích thích gạo nảy mầm. Bước 3: Khi thấy mầm nhú khoảng 1mm là đạt. Lưu ý: Có thể sau 6-8h ngâm nước thì lấy gạo lứt ra, cho gạo vào túi vải thô ráo nước ủ trong thùng xốp có bóng điện ở nhiệt độ 30-350C cho đến khi thấy mầm nhú khoảng 1mm là được. Thêm một ít muối vào nước ngâm gạo lứt để tạo môi trường pH tối ưu.
|