“Đánh trúng, đánh đúng” các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Gia tăng hàng giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Trong khi đó, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra. Hàng hoá giả tập trung chủ yếu ở một số chủng loại, mẫu mã, sử dụng nhãn mác, bao bì của các doanh nghiệp có uy tín, giả mạo các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.
Theo báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2021, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 trên địa bàn TP.Hà Nội của Ban Chỉ đạo 389 TP.Hà Nội cho thấy, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố tổ chức thanh kiểm tra 15.647 vụ; xử lý hành chính 13.369 vụ (tăng 6,18% số vụ xử lý hành chính so với cùng kỳ năm 2020); khởi tố 60 vụ đối với 92 đối tượng; trong đó, xử lý hành chính 2.205 vụ hàng cấm, hàng lậu; 717 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; 10.447 vụ gian lận thương mại.
![]() |
Lực lượng QLTT phát hiện, thu giữ kho hàng chứa hàng vạn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội |
Ở đường hàng không, dù số chuyến bay bị giảm nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng lực lượng hải quan Hà Nội đã phát hiện, xử lý 595 vụ vi phạm pháp luật hải quan, với số tiền phạt nộp ngân sách 10,62 tỷ đồng, phát hiện, bắt giữ 9 vụ buôn lậu. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, ma tuý qua đường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh ngày càng gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, khó lường.
Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2021, các đối tượng kinh doanh lợi dụng dịch bệnh để bán hàng hóa vi phạm theo hình thức phân phối qua thương mại điện tử, đặc biệt là mạng xã hội, đồng thời lợi dụng vận chuyển bằng hình thức chuyển phát bưu điện nhằm trốn tránh sự phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng.
Nhận diện các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm đã đạt kết quả tích cực, nhiều vụ việc được khởi tố kịp thời mang tính răn đe. Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, thực tế hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin chưa thường xuyên, có nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ để triệt phá các điểm tập kết, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả…
Đặc biệt, 6 tháng cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao do có các dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022. Đây cũng là thời gian “cao điểm” để các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, tập kết hàng hóa, nguyên liệu phục vụ gia công sản xuất để đưa hàng hóa tiêu thụ trên thị trường. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài, sẽ là nguy cơ, thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của đất nước và đời sống của nhân dân.
Xác định, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, không có vùng cấm. Ban Chỉ đạo 389 TP.Hà Nội tiếp tục nghiêm túc đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời gian qua.
Tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong thành phố, ở Trung ương và các địa phương khác nhằm bảo đảm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu từ biên giới, cửa khẩu về Hà Nội để tiêu thụ.
Đồng thời, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra đối với tuyến, mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm và những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng; nâng cao năng lực nhận diện các mặt hàng mới và thủ đoạn mới để kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đề ra nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, “đánh trúng, đánh đúng” đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh
Tin khác

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
