Công ty Trung Thủy nhà thầu ‘mèo nhỏ bắt chuột to’ với giá thầu đáng ngưỡng mộ
Bộ Tài chính giảm 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp “Tiền chùa” và những trăn trở của Bộ Tài chính TS. Lê Xuân Nghĩa: Lãi suất cho vay cao là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế |
Trúng thầu nhiều, mức giảm giá khiến nhiều người ngưỡng mộ
Thành lập từ năm 2006, đến nay Công ty Cổ phần Trung Thủy (mã số thuế 0200605838) đã trở thành doanh nghiệp giàu tiếng tăm với đại chúng, đặc biệt với giới xây dựng thành phố Hải Phòng nhờ tiềm lực "khủng" và những mối quan hệ thân thiết với chính quyền quê nhà.
Sự thành công của Công ty Trung Thủy mang đậm dấu ấn cá nhân của ông Lê Văn Thủy (SN 1968), một người con thành phố đất Cảng. Mặc dù "chèo lái" doanh nghiệp lớn của địa phương, song ông Thủy là người vô cùng kín tiếng và chưa một lần xuất hiện trên công chúng.
![]() |
Sau hơn 10 năm hoạt động, năm 2015 đánh dấu cột mốc to lớn của Công ty Trung Thủy, khởi phát cho sự thịnh vượng nhiều năm về sau. Nên biết, 2015 là năm đầu tiên Công ty Trung Thủy bén duyên với hoạt động đấu thầu dự án xây lắp, qua đó mở thêm một kênh kinh doanh hứa hẹn, tạo nguồn thu nhập "khủng".
Sau hai năm "chạy rốt - đa" (2015 - 2016) với tổng giá trị các hợp đồng đấu thầu thắng về khoảng 106 tỷ đồng (bao gồm 6 gói thầu trúng với tư cách độc lập), năm 2017, Công ty Trung Thủy có bước đi đột phá khi bất ngờ chiến thắng tại Gói thầu số 11: "Xây dựng đường giao thông, công trình thoát nước và cầu bản bê tông cốt thép thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ quốc lộ 37 vào khu di tích quốc gia đặc biệt danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm" lên đến hơn 274 tỷ đồng.
![]() |
Đây là gói thầu do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Bảo (thuộc UBND thành phố Hải Phòng) làm chủ đầu tư và trực tiếp mời thầu. Không chỉ gây ấn tượng với gói thầu lớn, Công ty Trung Thủy còn khiến giới xây dựng khâm phục bởi tỷ lệ giảm giá quá thấp đối với một dự án sử dụng ngân sách thành phố. Nhiều khả năng, việc là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện gói thầu là yếu tố giúp Công ty Trung Thủy được giá "hời".
Theo tài liệu phóng viên thu thập được, nhờ gói thầu xây lắp lớn trúng từ tháng 9/2017, doanh thu của Công ty Trung Thủy đã được hỗ trợ tích cực trong năm đạt gần 269 tỷ đồng. Tuy vậy, sau khi khấu trừ các chi phí, nhà thầu báo cáo lên cơ quan chức năng lợi nhuận sau thuế chỉ 600 triệu đồng, tương ứng hệ số sinh lời 0,22%, nôm na là thu về 1.000 đồng mới có lãi hơn 2 đồng, quá khiêm tốn so với mức bình quân của ngành xây dựng.
Sang năm 2018, tiếp nối thành công của năm trước, Công ty Trung Thủy liên tục trúng thầu, tổng khối lượng tối thiểu lên đến 11 gói thầu, trị giá xấp xỉ 1.200 tỷ đồng.
Trong đó, 4 gói thầu lớn nhất do Công ty Trung Thủy cùng phối hợp với các thành viên liên danh thực hiện, bao gồm Gói thầu: "Thi công xây dựng - Tuyến mới" thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà (đoạn Cái Viềng - Mốc Trắng) - giá trúng thầu 352,9 tỷ đồng, được Ban Quản lý dự án giao thông đường thủy, đường bộ Hải Phòng mời thầu.
Gói thầu: "Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, cung cấp và lắp đặt thiết bị" thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư đảo Cát Hải - giai đoạn I (tại xã Văn Phong và Nghĩa Lộ, diện tích 15,66ha) - giá trúng thầu 386,4 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cát Hải làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu.
Gói thầu số 17: "Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Đoàn Lập - Cầu Hàn - Quốc lộ 37" thuộc dự án đầu tư cải tạo cùng tên - giá trúng thầu 117 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu.
Gói thầu: "Thi công xây dựng công trình" thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường 362 huyện An Lão (đoạn từ ngã ba Quán Chủng Km18+500 đến ngã tư Kênh Km27+600) - giá trúng thầu 94,6 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải Hải Phòng làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án giao thông đường thủy, đường bộ Hải Phòng mời thầu.
Đứng ở tư cách độc lập, gói thầu giá trị cao nhất mà Công ty Trung Thủy thu hoạch trong năm 2018 là Gói thầu: "Thi công nền, mặt, hè đường và hệ thống điện hạ tầng kỹ thuật dọc đường Tam Bạc" thuộc dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc), với giá trúng thầu 174,4 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm đạt 0,7%, tương đương 1,2 tỷ đồng.
Còn lại, phần lớn các gói thầu khác dao động trong khoảng vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng.
![]() |
Phản ánh lên kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2018 của Công ty Trung Thủy tiếp tục tăng trưởng 68% so với năm trước, lên 452 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 900 triệu đồng, tăng gấp rưỡi cùng kỳ, song xét về giá trị tuyệt đối chưa thể tương xứng với doanh thu.
Không dừng lại ở đó, hoạt động đấu thầu tại Công ty Trung Thủy tiếp tục khởi sắc qua từng năm. Theo thống kê của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng gói thầu về tay doanh nghiệp từ năm 2015 đến nay là 53 gói (cả vai trò độc lập lẫn liên danh), với tổng giá trị trên 6.300 tỷ đồng, tập trung ở khu vực thành phố Hải Phòng, và bên mời thầu tích cực nhất là Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Bảo.
Đáng nói, đối lập với số lần chiến thắng, nhà thầu chỉ "lỡ chân" ở lác đác 3 gói thầu kém giá trị, khoảng trên 2 tỷ đồng.
"Mèo nhỏ bắt chuột to"
Cũng theo tài liệu của Báo Công Thương, bất luận có thắng thầu triền miên, Công ty Trung Thủy vẫn không thực hiện thêm một đợt tăng vốn điều lệ nào. Suốt giai đoạn trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp đứng yên ở mức 30 tỷ đồng, được xem là "bé hạt tiêu" so với quy mô những gói thầu đã tham dự.
Ở chiều ngược lại, tổng nợ phải trả của Công ty Trung Thủy tăng lên theo các năm, do phát sinh trong quá trình hoạt động. Tại ngày 31/12/2022, nợ phải trả của Công ty Trung Thủy là 465 tỷ đồng, trong đó 366,9 tỷ đồng là người mua trả tiền trước ngắn hạn, còn lại 89,9 tỷ đồng nằm ở phải trả người bán ngắn hạn.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của nhà thầu chỉ vẻn vẹn 38 tỷ đồng, tính ra hệ số nợ trên vốn là 12,2 lần. Nếu đặt cạnh các nhà thầu khác đang niêm yết trên sàn trong cùng khung thời gian, như Tập đoàn Hòa Bình - HBC (6 lần), Coteccons - CTD (1,6 lần), Vinaconex - VCG (2,1 lần), Tổng công ty Xây dựng số 1 - CC1 (2,5 lần)... sẽ thấy khoảng cách rất lớn trong việc sử dụng nợ và vốn tại Công ty Trung Thủy.
Với 93% tổng vốn đến từ bên ngoài (đối tác hoặc các chủ nợ), câu chuyện trúng thầu dồn dập tại nhà thầu trứ danh "Đất Cảng" đặt ra lo ngại.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, điều đó cho thấy khả năng điều hành của ông Lê Văn Thủy, với số vốn khiêm tốn nhưng mang về hàng loạt bản hợp đồng lợi nhuận cao, giúp doanh thu lần lượt đạt 557 tỷ đồng (2019), 433 tỷ đồng (2020), 447 tỷ đồng (2021) và 941,7 tỷ đồng (2022).
![]() |
Như vậy, doanh thu của Công ty Trung Thủy chỉ tạm chững trong hai năm COVID-19 hoành hành (2020 - 2021), sau đó lập tức bật dậy với việc ghi nhận doanh thu tiến sát ngưỡng 1.000 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động 17 năm của doanh nghiệp.
Cùng với đó, 2022 cũng là năm lợi nhuận sau thuế của nhà thầu đạt "đỉnh" với 5,4 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2021.
Nói thêm về Công ty Trung Thủy, bên cạnh Tổng giám đốc Lê Văn Thủy như đã đề cập, nội bộ giới chủ của doanh nghiệp còn có thêm 3 cá nhân khác, bao gồm ông Lê Thành Trung (SN 1958), ông Lê Thành Điệp (SN 1968) và ông Phạm Văn Thong (SN 1952). Trong đó, ông Lê Văn Thủy sở hữu lượng cổ phần lớn nhất, theo sau là ông Lê Thành Trung, ông Lê Thành Điệp, cuối cùng là ông Phạm Văn Thong.
Ít ai biết rằng, nhóm doanh nhân trên còn lập thêm một pháp nhân khác cũng có nhiều nét tương đồng với Công ty Trung Thủy, đó là Công ty TNHH Xây dựng Đức Điệp.
Tại Gói thầu: "Thi công xây lắp" thuộc dự án đầu tư xây dựng Trung tâm y tế quận Dương Kinh (thành phố Hải Phòng), Công ty Trung Thủy và Công ty Đức Điệp đã cùng liên danh và thắng thầu sau khi bỏ giá 205,3 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 800 triệu đồng so với giá gói thầu.
Mặt khác, dù số vốn điều lệ chỉ 1,5 tỷ đồng, Công ty Đức Điệp cũng là nhà thầu thực hiện hàng loạt gói thầu giá trị lớn khác, tập trung ở "sân nhà" Hải Phòng. Điều đó giúp doanh thu của nhà thầu lên đến cả 100 tỷ đồng (năm 2022), gấp trăm lần vốn các cổ đông tự góp...
Tin mới cập nhật

Chứng khoán hôm nay 01/12/2023: Dầu khí, thép trên đà giảm điểm

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 1/12: VHM, DBD và CTG

Toàn cảnh phi vụ Bầu Thụy 'giải vây' cho Bầu Đức

Chứng khoán hôm nay 30/11/2023: Dầu khí, công nghiệp tràn ngập sắc xanh

Ém nhẹm thông tin, Đầu tư LDG lĩnh án phạt tiền 130 triệu đồng

Người gửi tiền nên làm gì khi lãi suất giảm?

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 30/11: IDC, DHG và VRE

83 triệu cổ phiếu Apax Holdings hủy niêm yết từ ngày 6/12, nhà đầu tư phải làm gì?

Tài chính vĩ mô ngày 29/11: Các quan chức FED trái chiều về triển vọng lãi suất

Chứng khoán hôm nay 29/11/2023: Cổ phiếu thép, công nghiệp trên đà tăng tích cực
Tin khác

Muốn tích lũy lâu dài, nên gửi tiết kiệm hay mua vàng?

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 29/11: TCM, VIB và CTR

Lý giải đà tăng dựng đứng của cổ phiếu VE3: Thắng gói thầu to từ EVNNPC

Khám phá 'kho tiền' của Sài Gòn VRG, đại gia cho CTS vay nóng 2.000 tỷ đồng

Khoảng 7.600 tỷ USD nợ Chính phủ Mỹ đáo hạn năm 2024, lãi suất biến động ra sao?

Công ty “ma” giúp bà Trương Mỹ Lan “rút ruột” Ngân hàng SCB thế nào?

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/11: PC1, DPR và VNM

Lãi suất giảm sâu, tiền tiết kiệm vẫn chảy vào ngân hàng cao kỷ lục

Chứng khoán hôm nay 28/11/2023: Năng lượng, công nghiệp trên đà phân hóa

Lo ngại sức ép đáo hạn trái phiếu: Khoảng 100 doanh nghiệp đang 'khất' nợ 192.000 tỷ đồng
Đọc nhiều

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ rải rác, trời rét

Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân
