Công nghiệp giảm sâu: Nhận diện những thách thức, thúc đẩy tăng trưởng

Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng

Để tận dụng tốt các FTA, thời gian tới Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn ngày càng cao hơn về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá… nếu muốn xuất khẩu và được hưởng các ưu đãi thuế quan.

Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm - trong cả giai đoạn 12 năm từ 2011-2023.

Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch xuất khẩu suốt 5 năm trở lại đây đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng - khi chỉ tăng có 0,37%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế trong nửa đầu năm nay.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến công nghiệp giảm sâu và những giải pháp để hỗ trợ các ngành xuất khẩu chủ lực trong những tháng cuối năm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Đà hồi phục còn chậm

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%, đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thế nhưng, bước sang năm 2023, toàn ngành công nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự suy giảm mạnh, với tốc độ tăng trưởng “âm” tới 6,3% ngay trong 2 tháng đầu năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%. Mặc dù đã có sự tăng trưởng dương trở lại từ tháng 3, nhưng cũng chỉ đưa giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 0,44% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phân tích, dù cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác tham mưu quản lý Nhà nước đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, song trong 6 tháng đầu năm 2023 sản xuất công nghiệp trong nước vẫn có sự sụt giảm đáng kể và cũng phục hồi rất chậm.

Các ngành công nghiệp nền tảng, chủ lực của quốc gia như cơ khí, ôtô, điện tử, dệt may, da giày, sản xuất kim loại, thép… đều suy giảm đáng kể cả về chỉ số sản xuất, sản lượng sản xuất lẫn kim ngạch xuất khẩu.

Khi quay đầu tăng trưởng dương từ tháng 3, nhiều nhận định cho rằng công nghiệp Việt Nam đã “thoát đáy” và khả năng sẽ sớm phục hồi, phát triển. Thế nhưng, cùng với khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2023 lên tới hơn 83% cho thấy vẫn còn bộn bề khó khăn phía trước.

Cong nghiep giam sau: Nhan dien nhung thach thuc, thuc day tang truong hinh anh 2
Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam đã ở mức trên 50%. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam thông tin, các doanh nghiệp ngành da giày vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức lớn. Tình trạng đơn hàng cũng bị suy giảm. Với các khách hàng truyền thống thì mức độ suy giảm khoảng 30-40% và một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các đơn hàng nhỏ gần như là chưa có tín hiệu khả quan…

Còn theo ông Huỳnh Công Tiến, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn Tiến chuyên gia công các sản phẩm may mặc cũng cho hay, trong nửa đầu năm, tình hình đơn hàng rất khó khăn, nhiều lô hàng bị tồn chưa xuất đi được.

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa

Đánh giá sự sụt giảm đơn hàng, nhiều chuyên gia cho rằng, việc suy giảm đơn hàng dẫn đến suy giảm sản xuất của nhiều ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 là do nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm mạnh trước các tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát và xung đột chính trị giữa Nga-Ukraine…

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, tình hình khó khăn về kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các quốc gia. Từ đó, các quốc gia có thể sử dụng nhiều hơn các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước của mình và tạo ra tác động tiêu cực kép đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam...

Còn theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay, yêu cầu về vấn đề môi trường, phát thải đang trở nên rất cấp bách. Điều này đã thấy ngay trong trường hợp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và da giày, khi mà các đơn hàng thì đã khan hiếm nhưng lại được dồn về những quốc gia đáp ứng được yêu cầu về xanh hóa chuỗi cung ứng.

“Trong trường hợp này chúng ta thấy Bangladesk là nước đã làm rất tốt. Chính vì vậy, thì kể cả thời điểm này ngành dệt may trên thế giới gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam, nhưng ở Bangladesk thì tăng trưởng hiện nay vẫn đang rất là tốt…,” ông Hải nêu ví dụ.

Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng với thế giới. Cùng với đó, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó có những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam-châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam-Anh (UKVFTA) - đều là các nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao, do vậy, để tận dụng tốt các hiệp định này, thời gian tới Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn ngày càng cao hơn về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, môi trường, lao động… nếu muốn xuất khẩu và được hưởng các ưu đãi thuế quan theo đúng lộ trình đã cam kết.

Cong nghiep giam sau: Nhan dien nhung thach thuc, thuc day tang truong hinh anh 3
Doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, việc định hướng đầu tư cho các ngành công nghiệp mũi nhọn nâng cao giá trị, giảm dần việc gia công, tận dụng nhân công giá rẻ… là giải pháp lâu dài và quan trọng để giúp các ngành công nghiệp chủ lực đứng vững trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, quá trình công nghiệp hóa của nước ta trong thời gian vừa qua còn một số hạn chế có thể kể đến, như: Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu; giá trị gia tăng thấp; chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nội lực của công nghiệp và nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, năng lực của doanh nghiệp công nghiệp - đặc biệt là trình độ khoa học và công nghệ - còn nhiều hạn chế. Các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên phát triển chưa đạt mục tiêu đề ra…

Với rất nhiều khó khăn hiện hữu của toàn ngành công nghiệp, những giải pháp đột phá để các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lấy lại vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng sẽ là mục tiêu quan trọng để mở rộng sản xuất và xuất khẩu, tạo động lực lớn hơn cho phát triển kinh tế đất nước./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Chuyên gia cho rằng, để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững cần tính đến các yếu tố đồng bộ hạ tầng giao thông, chính sách "dung dưỡng nguồn thu".
Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Với mức tăng trưởng 18,89% trong tháng 7 và 15,3% trong 7 tháng, sản xuất linh kiện điện tử trở thành động lực tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng, giữa bối cảnh sản lượng sụt giảm.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa được kỳ vọng có nhiều khởi sắc.
Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cao su.
Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Giá cao su trên Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 1. Ngành cao su có hy vọng thoát tăng trưởng âm vào cuối năm.

Tin khác

Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Dù giá ô tô đã giảm mạnh nhưng thị trường ô tô tháng Ngâu vẫn hết sức đìu hiu.
Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Tập đoàn Sovico của tỷ phú Nguyễn Thanh Hùng và Tập đoàn SGI của Hàn Quốc bày tỏ quan tâm và mong muốn được đầu tư khai thác, chế biến đất hiếm tại Lai Châu.
Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Thị trường thế giới bắt đầu khởi sắc tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trong nước phục hồi. Do đó, tăng cường "trợ sức" cho doanh nghiệp là cần thiết.
PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, chính sách đột phá có thể giúp tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tháng 7/2023 đã tăng so với cả tháng trước và cùng kỳ năm trước. Như vậy, sản xuất công nghiệp đã dần khởi sắc.
Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc

Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc

Trước dự báo thị trường nửa cuối năm 2023 chưa thực sự thuận lợi, Bộ Công Thương xây dựng nhiều giải pháp giúp sản xuất công nghiệp bứt tốc tăng trưởng.
Giảm tồn kho: Khơi thông thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất

Giảm tồn kho: Khơi thông thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất

Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách nhằm nâng cao sức chống chịu cho ngành công nghiệp, khôi phục đà tăng trưởng.
Yên Bái khởi công nhà máy nhiên liệu sinh khối trị giá hơn 20 triệu USD

Yên Bái khởi công nhà máy nhiên liệu sinh khối trị giá hơn 20 triệu USD

Ngày 6/7, tỉnh Yên Bái phối hợp Công ty cổ phần Erex (Nhật Bản) tổ chức Lễ động thổ dự án Nhà máy nhiên liệu sinh khối Erex Sakura Yên Bái.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động