Chuyên gia: Xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, nhà đầu tư không nên hoảng loạn
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần giao dịch đầy biến động với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Do những biến động mạnh ở những phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.247 điểm, tương đương mức giảm 0,9% so với cuối tuần trước, trong khi chỉ số HNX-Index và UPCOM cùng ghi nhận mức tăng nhẹ 0,1% lên 236,3 và 91,2 điểm. Trước diễn biến rung lắc liên tục của thị trường, nhiều nhà đầu tư băn khoăn nên bán bớt cổ phiếu hay gom hàng để chờ nhịp hồi phục.
Trao đổi với Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Các tin tức thời sự hoặc sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng có thể tác động nhanh chóng đến tâm lý thị trường, tạo ra những biến động đáng kể.
Vẫn theo chuyên gia, trong thời gian gần đây, sau chuỗi ngày tăng liên tục, nhiều cổ phiếu đã đạt đến mức giá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, khi một số mã đã vượt qua đỉnh cũ. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã diễn ra mạnh mẽ trong tuần, góp phần kéo thị trường điều chỉnh. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi tin tức thị trường để có cái nhìn tổng thể và có chiến lược đầu tư phù hợp.
Theo chuyên gia chứng khoán Đinh Quang Hinh, Chứng khoán VnDirect, áp lực chốt lời tăng mạnh khi chỉ số VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự 1.280 điểm “bất thành” trong phiên cuối tuần qua. Đà bán xuất phát từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn dẫn dắt đà tăng thị trường gần đây và dần lan rộng ra toàn thị trường. Lực bán càng gia tăng về cuối phiên ngày thứ sáu và kéo chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.250 điểm.
![]() |
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường của Chứng khoán VnDirect. Ảnh: VND |
Trải qua một phiên điều chỉnh mạnh song theo chuyên gia Đinh Quang Hinh, nhà đầu tư không nên hoảng loạn mà bán tháo cổ phiếu. Thực tế, xu hướng tăng của thị trường vẫn chưa bị phá vỡ khi chỉ số VN-Index vẫn đang giao dịch trên đường MA20.
Bên cạnh đó, những lo ngại đối với tỷ giá và thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã có tín hiệu lắng dịu. Đáng chú ý, sau khi vượt vùng 24.700 đồng đổi 1 USD, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã lùi dần về vùng 24.650 đồng trong phiên cuối tuần. Do đó, tâm lý thị trường có thể sớm ổn định trở lại.
“Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát kỹ lực cầu tại vùng hỗ trợ 1.230 điểm (+/10 điểm). Nếu giữ vững được vùng này, xu hướng tăng của thị trường sẽ được bảo toàn và dòng tiền có thể luân chuyển sang những nhóm cổ phiếu đã có nhịp tích lũy thời gian vừa qua như nhóm thép, chứng khoán, bất động sản và một số cổ phiếu vốn hóa vừa (mid-cap)”, chuyên gia nhấn mạnh.
Trong khi đó, chuyên gia chứng khoán của Asean SC nhận định thị trường ghi nhận sự điều chỉnh tương đối mạnh đối với chỉ số ngay từ trong phiên sáng, nhưng diễn biến trở nên tiêu cực hơn vào phiên chiều. Áp lực bán bao trùm trên toàn thị trường, nhưng vẫn có những sự phân hóa riêng biệt ghi nhận những mức tăng điểm tích cực trong phiên, trạng thái các cổ phiếu chưa có mã rơi vào xu hướng giảm, do vậy vận động tăng trong trung hạn sẽ vẫn được bảo lưu.
Asean SC cho rằng việc điều chỉnh này là hợp lý khi chỉ số tiệm cận vùng cản 1,280 điểm và diễn biến bán ở thời điểm hiện tại chưa quá tiêu cực
“Chúng tôi duy trì khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở mua thăm dò nếu chỉ số có điều chỉnh trở lại vùng 1,240-1,250 điểm hướng đến mốc 1,280-1,300 với vùng 1,220 điểm là vùng quản trị rủi ro”, chuyên gia Asean SC nhấn mạnh.
Tuần qua, sau khởi đầu tích cực (VN-Index tăng 3,13 điểm), chỉ số VN-Index đối mặt với áp lực chốt lời và điều chỉnh trong những phiên tiếp theo. Phiên ngày 5/3 ghi nhận sự đảo chiều ấn tượng của thị trường khi VN-Index tăng 8,6 điểm (+0,7%) - mức tăng mạnh nhất 4 phiên trở lại. Nhưng đà tăng không kéo dài được lâu, áp lực bán tăng cao khiến VN-Index giảm 0,5% (-6,2 điểm) vào phiên 6/3. Tuần giao dịch kết thúc với phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2023, VN-Index giảm 21,1 điểm (-1,7%) xuống mức 1.247 điểm, với lực bán chủ yếu tập trung vào những cổ phiếu bluechip có mức tăng mạnh trong thời gian gần đây. Dòng tiền nội địa vẫn duy trì sự quan tâm đến thị trường, tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Đáng chú ý, dòng tiền trong phiên phân hóa trong phiên khi dù sắc đỏ bao trùm thị trường thì vẫn có nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng >2%. |
Tin mới cập nhật

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%
Tin khác

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
