Vì sao thị trường chứng khoán sôi động ngay từ đầu năm?
Longform | Thị trường chứng khoán sau vụ án Trịnh Văn Quyết: Thuốc đắng dã tật Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/3: CTG, KDH và VPB Chứng khoán hôm nay 7/3/2024: Trạng thái giằng co sẽ tiếp diễn |
Đánh giá về thị trường chứng khoán (TTCK) những tháng đầu năm, Giám đốc Phân tích Cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI (SSI Research), bà Phạm Thị Huyền Trang, Giám đốc Phân tích Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán SSI cho biết, TTCK từ đầu năm tăng trưởng 12%. Đây là mức tăng trưởng khá khả quan đến từ niềm tin nhà đầu tư (NĐT) được củng cố.
Bà Phạm Thị Huyền Trang, Giám đốc Phân tích Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán SSI lý giải thị trường chứng khoán hiện tại nhiều tiềm năng. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn |
Điều này trái ngược hoàn toàn với thị trường năm ngoái khi thị trường gặp phải nhiều khó khăn từ thị trường trong và ngoài nước (FED liên tục tăng lãi suất, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản đóng băng, niềm tin NĐT bị ảnh hưởng).
Theo SSI Research, tính đến quý III/2023, hầu hết lợi nhuận các ngành, các doanh nghiệp đã tạo đáy và trên đà phục hồi. Điều này đã củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư khi nhìn vào bức tranh, triển vọng của các ngành cũng như các doanh nghiệp trên thị trường thì đã thấy những gam màu tươi sáng hơn. Đó chính là những động lực giúp thị trường chứng khoán khởi sắc trong 2 tháng đầu năm nay.
Bàn luận về vấn đề này, ông Hồ Sỹ Hòa, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán DNSE dự đoán rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào khoảng tháng 5 năm 2024. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô đã có sự phục hồi rõ nét từ tất cả các cấu phần chính của nền kinh tế (từ cấu phần sản xuất công nghiệp, khu vực sản xuất cho tới nhóm FDI và xuất nhập khẩu).
Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2024, nếu nhìn vào sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ thì đều tăng trưởng lần lượt khoảng 6% và hơn 8%. Ngoài ra, FDI trong 2 tháng đầu năm có mức tăng trưởng hơn 38%.
Đặc biệt là nhìn từ năm ngoái, động lực tăng trưởng cuối cùng của GDP chính là xuất khẩu, so từ quý 3 để giảm đi việc mức nền của năm 2022 thấp, năm 2023 tăng trưởng quý 3 và quý 4 của xuất khẩu và nhập khẩu ở mức tăng trưởng dương. Điều này cho thấy sự phục hồi của nội tại nền kinh tế Việt Nam đã ở mức tăng trưởng rõ nét và phản ánh qua các con số vĩ mô.
Dù năm 2024 áp lực lên lạm phát là có nhưng ngân hàng nhà nước đã có những động thái rất tích cực ngay từ đầu năm như: cung cấp định mức tín dụng 15% ngay từ đầu năm cho các ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp và nền kinh tế năm 2024…
Về phía ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBankS thì cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán nửa cuối 2023 và đầu 2024 đến từ các yếu tố.
Đầu tiên là khía cạnh liên quan đến thị trường chứng khoán quốc tế, khởi đầu 2023 lo ngại kinh tế thế giới rơi vào suy thoái và điều này đã không xảy ra và rủi ro thị trường chứng khoán quốc tế đã giảm bớt.
Thứ hai, sau giai đoạn siết chặt tiền tệ nửa cuối 2023, trên thị trường xuất hiện sự kiện hệ quả Silicon Valey phá sản. Sau sự kiện này FED hành động quyết liệt hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính và đặc biệt hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ.
Vì vậy, thị trường chứng khoán Mỹ đã từ đáy và đi lên bền vững dù giai đoạn điều chỉnh vào tháng 8 và tăng trưởng vào tháng 10/2023. Xu hướng tăng trưởng này là động lực kéo thị trường tăng trưởng trở lại.
Thứ ba là làn sóng tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là nhóm Magnificent 7, đóng góp hơn 20% tổng vốn hóa S&P 500.
Xu hướng đầu tư vào AI là làn sóng quan trọng kéo nhiều cổ phiếu công nghệ nóng chỉ số S&P 500 lên mức đỉnh cao thời đại, làn sóng này cũng lan tỏa trong toàn cầu tại thị trường Nhật Bản, châu Âu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn, yếu tố tích cực này tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Kỳ vọng FED tạm dừng tăng lãi suất và kỳ vọng FED hạ lãi suất vào 2024.
Trong khi đó, trong nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chính sách nới lỏng sớm so với Ngân hàng trung ương toàn cầu. NHNN có 4 lần hạ lãi suất, nhờ vậy đã dịch chuyển vốn đầu tư lớn, dòng tiền dịch chuyển phân bổ vào những kênh tài sản có giá trị tăng, qua đó thị trường chứng khoán đã có giải đoạn tăng trưởng từ tháng 4/2023 đến nửa cuối tháng 9/2023.
Đến thời gian gần đây lãi suất Việt Nam đang trong xu hướng thấp, đặc biệt tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh tác động đến phục hồi kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Cuối cùng là quyết tâm nâng hạng của Chính phủ được thể hiện quyết liệt trong nửa cuối năm 2023 đến năm 2024, từ chỉ đạo của Chính phủ, sự quyết liệt của các bộ, ngành, cho nhà đầu tư thêm niềm tin vào thị trường và khả năng nâng hạng.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, TTCK là một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn) nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung. Khi phát triển đến trình độ cao, TTCK có vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. TTCK cũng là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư; đồng thời là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. TTCK góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán: "Phát triển kinh tế thì không thể thiếu TTCK. Phát triển TTCK là một yêu cầu khách quan". |