Bộ Công Thương tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Chính phủ ban hành Nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội: Cải thiện môi trường kinh doanh Cải thiện môi trường kinh doanh: Chính sách hỗ trợ thiết thực nhất cho doanh nghiệp |
Lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP (Nghị quyết 02) ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-BCT ngày 18/1/2022 phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Công Thương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 02.
Theo đó, với tinh thần trách nhiệm cao, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2022, các đơn vị thuộc Bộ đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ của việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Bộ Công Thương đã tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật; cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh với quan điểm và mục tiêu: Lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh;
![]() |
Giao diện website dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương |
Cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; Bảo đảm tính công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.
Để tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiều và dễ tiếp cận, trong năm 2022, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện pháp điển và hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phối hợp với các đơn vị thực hiện hợp nhất 13 văn bản, bao gồm: 04 Nghị định và 09 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ đã đăng tải 47 văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, trong đó, 03 Nghị định, 31 Thông tư, 13 Văn bản hợp nhất.
Kết quả đáng ghi nhận
Bộ Công Thương đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và số hóa các hoạt động của ngành; thực hiện Chính phủ điện tử. Đến thời điểm này, tất cả thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; còn Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với hơn 40.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến quý III năm 2022 là 1.215.463 hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.
Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trước thời hạn đề ra (trong năm 2021). Từ ngày 1/12/2021, Bộ Công Thương triển khai việc in thẳng C/O mẫu D điện tử thành file PDF có mã phản hồi nhanh QRCode trên hệ thống eCoSys. Bộ Công Thương hiện đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia. Tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong 8 tháng đầu năm 2022 là 297.713 hồ sơ.
Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài Chính), kết nối thành công với Cơ chế một cửa ASEAN và đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 quốc gia: ndonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippine. Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 204.066 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
![]() |
Bộ Công Thương đã cắt giảm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu |
Đối với việc thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Công Thương, đến nay Bộ đã tiến hành cắt giảm tổng số 1446 mã HS/1891 mã HS, chiếm 76,5% số lượng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương tính từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 và luôn là Bộ đi đầu trong công tác này.
Về chỉ số tiếp cận điện năng, năm 2022 đã có bước tiến đáng kể khi mà 12 dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4 đã được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tích cực phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp và đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Ngay sau khi nền tảng thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia được hoàn thành, EVN cũng là đơn vị đầu tiên chuyển đổi dịch vụ thanh toán tiền điện đã được tích hợp trên Cổng sang Nền tảng thanh toán của Cổng theo đúng mô hình thiết kế.
Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân, đến nay đã đạt được những kết quả rất tích cực. Trong 10 tháng đầu năm 2022 có khoảng 807.000 yêu cầu được tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia tương ứng với 50% tổng số 1.626.000 yêu cầu các dịch vụ của EVN đồng bộ hồ sơ lên Cổng. Tỷ lệ hoàn thành các yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã đạt khoảng 91,32%
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Tin khác

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
