Chính phủ ban hành Nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh

Ngày 28/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Chính phủ ban hành Nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh

Khách hàng giao dịch tại Kho bạc Nhà nước quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Theo Nghị quyết, để các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4, phải bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới, củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội, đồng thời phấn đấu nâng điểm trên tất cả các chỉ tiêu.

Bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định của pháp luật. Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm.

Đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế trên ba nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế.

Rút ngắn thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 77 ngày (bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng, đăng ký tài sản sau hoàn công...); thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn không quá 14 ngày; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; chỉ số tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp từ 5 năm xuống còn 24 tháng. Cùng với đó, giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu...

Cùng với đó, đến năm 2017 phải đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới) như Chỉ số Hiệu lực chính sách cạnh tranh thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; hạn chế rào cản phi thuế quan thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; hoàn thiện chính sách cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thị trường hàng hóa và cạnh tranh công bằng.

Chỉ số Bảo đảm mức lương linh hoạt thuộc nhóm 60 nước đứng đầu; năng suất, khả năng giữ chân và thu hút nhân tài thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Chỉ số Mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ tài chính thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp...

Phấn đấu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế như khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan dưới 70 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 33 ngày; thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản dưới 10 ngày; bảo vệ nhà đầu tư thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; thời gian nộp thuế là 110 giờ/năm và bảo hiểm xã hội là 45 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng dưới 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 20 tháng.

Nghị quyết cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết 19 và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 trước 30/5/2016, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện và kế hoạch chi tiết sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực để xếp hạng; tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện; có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.

Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện việc khẩn trương hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh; rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền; xây dựng và trình ban hành các Nghị định về điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2014; đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các bộ, ngành, địa phương phải đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19; xử lý nghiêm cán bộ, công chức và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp./.

Theo TTXVN/Vietnam +

Tin mới cập nhật

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 36,53 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó 3 thị trường chính là Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh công tác mở cửa thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh triển khai, rau quả Việt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc.
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Lào trong 9 tháng năm 2024 đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Tin khác

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng.
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, thu về 4,6 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng mạnh hơn 40% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Việc loại bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Hiệp định CEPA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu hồ tiêu Việt.
10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản có tổng kim ngạch đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” giới thiệu tiềm năng, đề xuất ngành hàng trong Khu thương mại tự do.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy, đặc biệt là gỗ nội thất.
Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 88,1 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 241.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu trong 15 ngày đầu tháng 10 đã vượt 6.500 USD/tấn, đây là mức giá xuất khẩu hồ tiêu cao nhất đạt được trong gần 8 năm qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động