Hà Nội: Cải thiện môi trường kinh doanh
Tăng 3,4 điểm
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây, chỉ số PCI năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố (không thay đổi xếp hạng so với năm trước), tăng 15 bậc so với năm 2015 và 42 bậc so với năm 2012.
![]() |
Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường |
PCI 2019, TP. Hà Nội có 3 chỉ số thành phần trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, bao gồm: Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và “Đào tạo lao động” cùng xếp thứ 4/63; chỉ số “Gia nhập thị trường” xếp thứ 10/63; 6 chỉ số xếp hạng ở mức trung bình; chỉ còn 1 chỉ số bị xếp hạng thấp (“Môi trường cạnh tranh bình đẳng” xếp thứ 56/63).
Chỉ số PCI ghi nhận sự nỗ lực của Hà Nội trong với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khẳng định sự quyết liệt, sáng tạo của thành phố trong chỉ đạo điều hành, với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”.
Các chuyên gia cho rằng, kết quả Hà Nội đạt được là cả quá trình thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016 đến nay. Theo đó, về khởi sự doanh nghiệp, từ cuối năm 2017, Hà Nội đã đạt và hiện đang duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng; triển khai mô hình “Cơ quan đăng ký kinh doanh thân thiện”; triển khai tích hợp 4 dịch vụ tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh để giảm thời gian khởi sự kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phố cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo…
Các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, điện năng đều được chú trọng, để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, trong lĩnh vực thuế, cấp mã số doanh nghiệp tự động cho doanh nghiệp thành lập mới không quá 30 phút; kê khai thuế qua mạng đạt 98,11%; tỷ lệ tiền thuế nộp điện tử đạt trên 95%; trao đổi thông tin với doanh nghiệp 100% qua thư điện tử; trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử đạt 97,3% trên tổng số số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc; thực hiện liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Tổng công ty điện lực thành phố để giảm thời gian tiếp cận điện năng.
Bên cạnh đó, Hà Nội đẩy mạnh cải thiện các nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, như đất đai, vốn, lao động…; tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp. Lãnh đạo thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cũng đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, tập huấn để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, xúc tiến đầu tư và tôn vinh doanh nghiệp.
Đẩy mạnh cải cách, nâng hạng PCI
Hiện nay, tỉnh xếp hạng cao nhất có điểm số 73,4/100 và Hà Nội có điểm số 68,8/100, UBND TP. Hà Nội nhận định, các tỉnh, thành phố đều còn dư địa cho cải cách. Để đạt được mục tiêu duy trì chỉ số PCI năm 2020 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, Hà Nội sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ, giải pháp.
Theo đó, sẽ duy trì các chỉ số thành phần có truyền thống xếp hạng tốt của Hà Nội là “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và “Đào tạo lao động”. Đồng thời, duy trì kết quả của chỉ số “Gia nhập thị trường”. Đây là chỉ số đã có sự cải thiện đột phá trong thời gian vừa qua, hiện đang trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số: Thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính minh bạch. Đây là các chỉ số có xếp hạng trung bình và thấp (môi trường cạnh tranh bình đẳng) để tiếp tục nâng cao
Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tính minh bạch để giảm thời gian, chi phí chính thức và không chính thức cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh phục hồi kinh tế do tác động của dịch Covid - 19.
Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng đón thời cơ mới, làn sóng chuyển hướng đầu tư ra ngoài Trung Quốc, từ các quốc gia tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Tiếp tục triển khai các chính sách về phát triển doanh nghiệp và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp.
Phát huy tốt hơn vai trò “cầu nối” của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề để các chính sách của thành phố lan tỏa nhanh đến các doanh nghiệp; đồng thời để thành phố nắm bắt kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp, tìm giải pháp tháo gỡ.
Từ năm 2016 đến ngày 30/4/2020, Hà Nội có 107.283 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn điều lệ khoảng 1,340 triệu tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình là 9,6%/năm). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 23,702 tỷ USD, gấp 3,97 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Đáng chú ý, trong 2 năm 2018, 2019, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, đây là kết quả lần đầu tiên Hà Nội đạt được sau gần 35 năm đổi mới. |
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
