Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của hành tây
Giá trị dinh dưỡng của hành tây
Hành tây là loại củ được trồng phổ biến trên toàn thế giới và có quan hệ gần với hẹ, tỏi và hành lá. Đây là nguyên liệu chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng các món ăn. Mặc dù, có nhiều kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau nhưng loại hành tây phổ biến nhất thường có màu trắng. Tùy thuộc vào giống và mùa, hương vị của hành tây dao động từ dịu nhẹ và hơi ngọt, đến rất cay và nồng.
Hành sống rất ít calo, chỉ khoảng 40 calo trên mỗi 3,5 ounce (100 gram). Một củ hành tươi có 89% là nước, 9% carbs và 1,7% chất xơ, kèm theo một lượng nhỏ protein và chất béo. Cụ thể, các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram hành tây sống bao gồm: Lượng calo: 40, Nước: 89%; Protein: 1,1 gram; Carbs: 9,3 gram; Đường: 4.2 gram; Chất xơ: 1,7 gram; Chất béo: 0,1 gram.
Hành tây đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: SKĐS |
Lợi ích sức khỏe của hành tây
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất rutin trong hành tây giúp ngừa béo phì, cân bằng lượng đường trong máu, đốt cháy các chất béo tích tụ và giải độc gan hiệu quả. Chưa kể, lượng biotin có trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ chống lại các dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hành tây chứa chất chống oxy hóa, hợp chất chống viêm có khả năng làm giảm triglyceride lẫn cholesterol. Nếu ăn hành tây thường xuyên sẽ góp phần làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời làm giảm cao huyết áp, bảo vệ chống cục máu đông.
Tăng cường sức khỏe xương: Hành tây có tác dụng gì thì đó là giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương. Ăn hành tây có thể giảm căng thẳng oxy hóa, tăng mức độ chống oxy hóa, đồng thời phòng ngừa tình trạng loãng xương, giúp tăng mật độ xương.
Chữa cảm lạnh, cảm cúm: Một số phytoncide có trong hành tây như allicin có tính kháng khuẩn cực mạnh. Do đó, chúng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn dễ lây nhiễm, bao gồm vi khuẩn E.coli và Salmonella…đồng thời giải quyết các dấu hiệu cảm nhanh chóng.
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa: Hành tây là một nguồn giàu chất xơ và prebiotic, cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo chuỗi ngắn này tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hành tây đặc biệt giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit. Những thứ này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn và cải thiện chức năng miễn dịch.
Giảm nguy cơ mắc ung thư: Hành tây chứa rất nhiều hợp chất flavonoid và avonoid. Trong đó, querceti (một loại flavonoid) có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của các khối u, ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư. Do đó, ăn hành tây mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, miệng,...
Tăng cường hệ miễn dịch: Hành tây rất giàu vitamin C, polyphenol và khoáng chất selenium. Các chất này đều có tác dụng nâng cao khả năng chống chịu của cơ thể, tăng cường sức đề kháng và ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Một số lưu ý khi sử dụng hành tây Hành tây tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng hành tây phải đúng cách mới phát huy được hiệu quả. Do hành tây có thể gây ra một số tác dụng phụ như khiến người ăn bị hôi miệng, nếu dùng quá nhiều có thể gây tăng hội chứng ruột kích thích, chướng bụng thích, trào ngược dạ dày,... Do đó, bạn phải biết bổ sung hành tây sao cho khoa học sau đây: Nếu có thể hãy ăn hành tây sống vì khi nấu nướng sẽ khiến hành bị mất đi một phần dinh dưỡng. Để dễ ăn, bạn có thể cho thêm hành tây vào các món salad, trứng chiên hay dùng chúng trong bánh mì sandwich. Bảo quản hành tây nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa từ 30-50 gram hành tây và không ăn thực phẩm này cùng rong biển, mật ong, tôm,... Những người đau dạ dày, đau mắt đỏ, huyết áp thấp... nên hạn chế ăn hành tây để tránh bệnh càng nặng hơn. |