Quế - Gia vị quen thuộc với nhiều lợi ích cho sức khỏe
Bổ sung vitamin D từ loại trái cây nào hiệu quả nhất? Những loại hạt nào bạn nên bổ sung vào chế độ ăn kiêng? Trà tâm sen: Lợi ích và sử dụng thế nào tốt cho sức khỏe? |
Cây quế đơn được trồng chủ yếu để lấy vỏ cây làm gia vị, đặc biệt là để làm bột quế, một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong nấu ăn và làm bánh. Ngoài ra, cây quế còn có nhiều công dụng khác như làm thuốc, chữa bệnh và làm đẹp.
Theo các nghiên cứu, tinh dầu trong loại cây này chủ yếu là aldehyd cinnamic. Vỏ của nó chứa β-sitosterol, acid syringic, cholin, acid protocatechuic, acid vanilic,... Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra loại cây này có chứa nhiều diterpen, rất tốt cho sức khỏe có tên là cinnacassiol. Ngoài ra, nhiều dẫn chất của flavonol cùng với các mùi thơm khác cũng được phát hiện trong quế.
Cây quế có nhiều công dụng như làm thuốc, chữa bệnh và làm đẹp. |
Công dụng của cây quế
Cây quế đơn là một loại gia vị khá quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Loại cây này không chỉ được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Những công dụng mà mà loại cây này mang lại có thể kể đến như:
Hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn: Trong quế chứa một loại tinh dầu tên là cinnamaldehyde, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cho lượng calo dư thừa bị đốt cháy nhanh hơn và lượng mỡ sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, quế còn giúp mang lại cảm giác no nhanh hơn, giúp bạn giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Các nghiên cứu này được cho là tín hiệu tốt cho những người đang cố gắng giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
Chăm sóc cho làn da khỏe đẹp: Từ khóa “mặt nạ quế” là điều được nhiều người tìm kiếm trên internet với tác dụng chống lại các loại mụn và tình trạng mẩn đỏ trên mặt. Đặc biệt, trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng quế Ceylon có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc sử dụng vì quế có thể gây bào mòn làn da nếu bị lạm dụng quá mức.
Để làm giảm mụn nhọt và trị mụn đầu đen, bạn có thể trộn 3 thìa mật ong và một thìa quế rồi thoa lên vùng da bị mụn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mặc khác, quế còn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen giúp cho làn da của bạn trẻ trung hơn.
Hạn chế sự phát triển của các khối u: Tại phòng thí nghiệm trên động vật và các tế bào ung thư, quế đã cho thấy nhiều hứa hẹn về khả năng làm chậm sự phát triển ung thư và thậm chí tiêu diệt các tế bào khối u. Cho đến nay, tác dụng này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng với hy vọng sẽ mở ra thêm một phương thuốc mới trong việc chữa hoặc ngăn ngừa ung thư.
Quế có công dụng giảm huyết áp: Một số nghiên cứu cho thấy nếu bạn đều đặn ăn quế hằng ngày kéo dài trong 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu xuống khoảng 5mmHg. Cho đến nay còn nhiều nghiên cứu khác đang tìm ra lượng quế cần ăn là bao nhiêu để đạt được tác dụng này.
Làm giảm cholesterol trong máu: Một nghiên cứu nhỏ đã thử nghiệm với 60 người trưởng thành ăn khoảng 1/4 thìa quế mỗi ngày trong 40 ngày, lượng cholesterol LDL có hại đã giảm xuống phần nào so với khi chưa ăn. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng lượng quế tương tự, ăn hàng ngày trong tối đa 18 tuần, có thể làm giảm LDL và cholesterol toàn phần, trong khi đó còn giúp tăng cholesterol HDL tốt. Tuy nhiên, hiện tại còn quá sớm để đề xuất quế như một phương pháp điều trị cholesterol cao.
Ngoài ra, quế còn dùng làm gia vị chế biến món ăn. Vị thơm, cay và ngọt của quế giúp khử bớt mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho món ăn có hương vị hấp dẫn hơn, kích thích hệ tiêu hóa. Là thành phần gia vị của món phở, bún bò, làm bánh ngọt có hương quế, làm chả quế…
Một số lưu ý khi sử dụng cây quế Có thể thấy, cây quế chi có rất nhiều công dụng khác nhau trong việc chữa bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và tránh lạm dụng để không xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. |