Xuất khẩu điều tăng mạnh nhưng vì sao doanh nghiệp chưa hết lo?
Tìm lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu điều Xuất khẩu điều kỳ vọng có thể "lội ngược dòng" vào cuối năm Trung Quốc ồ ạt gom mua hạt điều của Việt Nam |
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 353.500 tấn điều nhân, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,95 tỷ USD, tăng 18,7%.
Nhu cầu tiêu thụ điều trên thị trường quốc tế gia tăng, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU đã thúc đẩy xuất khẩu điều của Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá điều nguyên liệu trên thế giới đang ở mức thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ nhập khẩu lượng lớn hạt điều để chế biến xuất khẩu.
Cụ thể, trong nửa đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn hạt điều, với giá trị 1,8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu điều tăng 8,4% về lượng nhưng giá trị chỉ tăng nhẹ 3,4%.
Việc nhập khẩu lượng lớn hạt điều nguyên liệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến xuất khẩu. Ảnh: TCCT |
Nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Việt Nam là Campuchia. Trong 6 tháng qua, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 780.700 tấn hạt điều từ Campuchia, trị giá 1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, nhập khẩu điều từ Campuchia tăng 36,7% về lượng và 28,1% về giá trị.
Ngoài Campuchia, Việt Nam còn nhập khẩu điều từ các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Benin, Togo...
Việc nhập khẩu lượng lớn hạt điều nguyên liệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc nhập khẩu điều cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là tình trạng nhập khẩu điều kém chất lượng để mạo danh thương hiệu điều Việt Nam.
Gần đây, Hội Điều Bình Phước đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng điều kém chất lượng, giá rẻ được bán tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu điều Việt Nam. Loại điều này được rao bán với giá siêu rẻ, chỉ 100.000 đồng/6 hộp điều vỡ, trọng lượng 3 kg; 100.000 đồng/3 hộp hạt điều còn vỏ lụa trọng lượng 1,5 kg...
Các sản phẩm trên là hạt điều nhập khẩu vụ cũ, kém chất lượng. Trong đó, có nhiều hạt sâu, mốc nhân bên trong, không còn mùi vị đặc trưng và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hạt điều nhập khẩu. Các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của hạt điều nhập khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng cũng cần nâng cao nhận thức, lựa chọn sản phẩm phù hợp, an toàn, phân biệt hạt điều Việt Nam chất lượng cao với hạt điều kém chất lượng; chọn mua điều tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm điều Việt Nam.
Xuất khẩu điều của Việt Nam đang có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, để duy trì vị thế quốc gia xuất khẩu điều số 1 thế giới, cần có những giải pháp đồng bộ để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ uy tín thương hiệu điều Việt Nam.
Về cơ cấu chủng loại, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu 3 chủng loại hạt điều W320, W204, W180, với tỷ trọng chiếm 68,85% tổng kim ngạch và ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023. Hạt điều W320: Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều W320 đạt 105,5 nghìn tấn, trị giá 610,76 triệu USD, tăng 14,9% về lượng và tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu hạt điều W320 của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, UAE, Anh… Xuất khẩu hạt điều W320 sang các thị trường trên đều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan. Hạt điều W240: Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều W240 đạt 46,89 nghìn tấn, trị giá 294,54 triệu USD, tăng 44,1% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu hạt điều W240 của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập xê út, Mêhicô, Hà Lan… |