Xuất khẩu chững lại: Nhận diện thách thức, tạo đà tăng trưởng bền vững

Bộ Công Thương và các địa phương liên tục triển khai qua đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và nâng cao giá trị xuất khẩu.
Doanh nghiệp tìm cách lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu Một số ngành chủ lực tụt dốc, xuất khẩu nông nghiệp quý 2 có khởi sắc?

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhiều giải pháp khơi thông thị trường đã được Bộ Công Thương và các địa phương liên tục triển khai qua đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Kinh tế thế giới hồi phục chậm sau đại dịch COVID-19, trong khi lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến sức mua suy giảm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù vẫn ghi nhận đà tăng trưởng dương trong quý đầu năm, song mức tăng thấp hơn dự kiến sẽ gây áp lực không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2023.

Nhiều ngành hàng chủ lực đi xuống

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2023 chỉ đạt khoảng 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước nhưng giảm tới 14,8% so với cùng kỳ năm trước do những khó khăn trong sản xuất và sụt giảm đơn hàng xuất khẩu… Tính chung quý 1/2023, xuất khẩu giảm tới 11,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 14,4%).

Về ngành hàng, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý đầu năm ước đạt 6,86 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó một số mặt hàng giảm mạnh như: thủy sản giảm 29%; cao su giảm 22,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 5,5%...

Chia sẻ về lĩnh vực này, theo bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản tháng 3 giảm mạnh ở tất cả các thị trường, trong đó thị trường khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giảm 23,5%, Hoa kỳ giảm 55%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 30%, thị trường Trung Quốc giảm ít nhất với 11%.

Nguyên nhân được xác định do 3 yếu tố là lạm phát và khủng hoảng ngân hàng tại Hoa Kỳ đã thắt chặt tín dụng khiến nhà nhập khẩu không đủ kinh phí để nhập khẩu lô hàng lớn. Đối tác cơ cấu lại kho hàng khiến giá nhập khẩu giảm mạnh, thiếu đơn hàng. Cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số đối thủ đã chiếm thị phần của thuỷ sản Việt Nam.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Hiệp, Chánh Văn phòng Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam thông tin, xuất khẩu mặt hàng này trong quý đầu năm giảm 9,9% về lượng và 1,7% về giá trị.

“Doanh nghiệp trong nước mua hàng rất khó khăn do người nông dân và doanh nghiệp FDI trữ hàng chờ giá cao mới bán ra. Giá thu mua trong nước cao trong khi giá xuất khẩu không ổn định, thậm chí giảm mạnh,” ông Nguyễn Xuân Hiệp chia sẻ.

Đáng chú ý, trong quý 1/2023, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo giảm mạnh đã ảnh hưởng tới xuất khẩu chung của toàn ngành (ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều giảm so với quý 1/2022. Đơn cử, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 13 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,8 tỷ USD, giảm 10,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,7 tỷ USD, giảm 3,7%; hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD, giảm 17,4%; giày dép các loại đạt 4,3 tỷ USD, giảm 18,6%...

“Do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tổng cầu giảm sút, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn giảm mạnh đã tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam,” đại diện Bộ Công Thương thông tin.

Tranh thủ cơ hội "biến nguy thành cơ"

Theo nhận định của các chuyên gia, 2023 sẽ là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó khả năng chịu tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu là rất lớn. Rõ rệt nhất là giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Mặt khác, lạm phát ở nhiều quốc gia vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có những tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn như Mỹ, EU khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa quý 1 năm 2023:

Xuat khau chung lai: Nhan dien thach thuc, tao da tang truong ben vung hinh anh 2

Ở góc độ doạnh nghiệp, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo ngành sợi vẫn chưa thể hồi phục đến hết quý 2/2023. Đối với ngành may, tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp, vẫn sẽ kéo dài đến hết quý 3. Dự kiến các đơn hàng may mặc sẽ giảm khoảng 25%-30% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn nhận ở tầm vĩ mô, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, những khó khăn hiện nay vẫn chưa chạm đáy mà có thể tiếp tục kéo dài.

Đặc biệt, với các hiệp định thương mại (FTA) đã ký kết, muốn tận dụng được, theo chuyên gia này, các doanh nghiệp phải đảm bảo việc truy suất nguồn gốc, thậm chí với các doanh nghiệp đang có thị trường nhưng thời gian tới sẽ gặp thách thức trong việc chuyển đổi xanh.

"Đây cũng là nội dung mà các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU… yêu cầu rất cao, dự kiến thời gian tới EU có thể đánh thuế thêm về CO2, thậm chí họ có thể áp dụng biện pháp rất mạnh, không chỉ là áp thuế mà còn không nhập khẩu nếu không truy suất được khí thải về CO2. Do vậy, doanh nghiệp cần có một hệ thống đánh giá, xác nhận và truy suất về lượng phát thải," ông Hiếu nói.

Còn theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành hàng khác vẫn có điểm sáng.

Đặc biệt, việc ký kết để xuất khẩu một số sản phẩm như: Sầu riêng sang Trung Quốc và nhiều loại hoa quả xuất sang châu Âu đã tạo ra nhiều tín hiệu tích cực cho lĩnh vực này, song theo bà Thuỷ cần phải đáp ứng các quy chuẩn và tiêu chuẩn của thị trường, cũng như đảm bảo quy hoạch từ đó nâng giá trị, đón các cơ hội bứt phá về xuất khẩu.

“Cần có định hướng ngay từ đầu để xuất khẩu bền vững, tránh tình trạng chỉ xuất được vài lô hàng sau đó không đảm bảo yêu cầu thì dù có thể ký kết được nhưng lại gặp các lệnh trừng phạt từ nước nhập khẩu,” bà Thủy lưu ý.

Thực tế hiện nay, nhiều hiệp định FTA đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt trong việc thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các đối tác. Tuy vậy, để tận dụng hết các cơ hội, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh khuyến cáo doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu chiến lược marketing một cách phù hợp để nhận được quan tâm của nhà nhập khẩu, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích thị trường nhanh và hiệu quả.

Đặc biệt, việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) vào ngày 2/4 vừa qua sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp hai nước, tạo đà cho việc nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Israel hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á và được đánh giá là thị trường lớn, tiềm năng tại khu vực này với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel năm vừa qua đạt 785,7 triệu USD.

“Với cơ cấu kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau và kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đang tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam và Israel sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn nữa khi các ưu đãi và lợi thế từ VIFTA được tận dụng hiệu quả,” Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Xuat khau chung lai: Nhan dien thach thuc, tao da tang truong ben vung hinh anh 3
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Còn tại thị trường trong nước, các giải pháp khơi thông thị trường tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước thông qua Chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Cùng với đó, chú trọng những chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm nông sản, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, thương hiệu cho hàng hóa trong nước...

Các giải pháp đồng bộ trên nhằm mở thêm các cơ hội, tạo đà cho sự tăng trưởng ở cả hai trụ cột chính là xuất khẩu và thị trường nội địa./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Theo khảo sát lương của Robert Walters, tập đoàn tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, 82% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi sẽ dự kiến tăng lương trong năm 2025.
Quảng Ngãi: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến đâu?

Quảng Ngãi: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến đâu?

Đến hết tháng 10/2024, giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi mới đạt 28,1% kế hoạch vốn giao, ước hết tháng 11/2024, đạt khoảng 36,2% kế hoạch vốn giao.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.

Tin khác

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Dự án thành phần 3 sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản phần xây dựng trước tháng 12/2025, lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Các chuyên gia cho rằng, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang gấp rút hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Theo chuyên gia, Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, theo đó, việc thu phí vào nội đô sẽ xuất hiện nhiều bất cập.
Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc khắc phục những tồn tại của biển báo hiệu nêu trên là cần thiết và phù hợp quy định của pháp luật.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index thủng mốc 1.200 điểm đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, thị trường chứng khoán hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.
Phiên bản di động