Xuất khẩu cá ngừ cần động lực thúc đẩy trong năm 2025
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024 Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Italy giảm 18% |
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD
Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 12/2024 đạt gần 86 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023.
Trong năm qua, xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến khác sau khi sụt giảm liên tục trong những tháng đầu năm đã tăng trưởng liên tục trong những tháng cuối năm, tăng 24%so với cùng kỳ, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trái lại, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp lại có xu hướng sụt giảm trong nửa cuối năm. Tính luỹ kế cả năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng 17%.
![]() |
Đến hết năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính vẫn ở mức cao hơn so với năm 2023. Ảnh: Tạp chí Thủy sản |
Các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Xuất khẩu nhóm sản phẩm này trong năm 2024 đã tăng trở lại và có xu hướng tăng nhanh trong những tháng cuối năm.
Tại các thị trường, tính đến hết năm 2024 xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính vẫn ở mức cao hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng không ổn định trong nửa cuối năm. Đáng chú trong tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang EU đã tăng nhẹ trở lại.
Cùng với EU, xuất khẩu cá ngừ sang Canada sau một thời gian sụt giảm cũng đã tăng tốc trở lại trong 2 tháng cuối năm. Tính riêng trong tháng 12/2024, xuất khẩu cá ngừ sang Canada tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023.
Trái lại, xuất khẩu sang Nhật Bản lại đang sụt giảm liên tục trong 2 tháng cuối năm. Tháng 12/2024, xuất khẩu sang thị trường này giảm 27%. Xuất khẩu sang Israel cũng đang sụt giảm trong tháng 12 này với mức giảm 28% so với cùng kỳ.
Tháo gỡ khó khăn để tạo động lực phát triển
Dự kiến, ngành cá ngừ Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025 nhờ nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm tiếp tục tăng. Ngoài ra, sự đổi mới trong chính sách thuế quan của các thị trường quốc tế, đặc biệt tại Mỹ, sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu.
Theo phân tích, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump, Việt Nam có thể tiếp tục hưởng lợi từ các biện pháp đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu khi các ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong các hiệp định thương mại được khởi động lại đang là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sang các thị trường.
Tuy nhiên, hiện tại ngành cá ngừ vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển hơn nữa.
Đối với ngư dân, phải làm sao để cho họ bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật bao gồm cả IUU, có động lực để tăng cường khai thác biển, tái đầu tư để vươn khơi xa; ngư dân được khai thác & tiêu thụ nguyên liệu bình thường. Giải pháp/đề án có thể nghĩ tới là: Chợ đấu giá (để bán được giá tốt nhất cho ngư dân) và tập trung được dữ liệu truy xuất nguồn gốc; soát xét, sử đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi); soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài – đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng & các loài di cư; có chiến lược xây dựng mô hình các tập đoàn/doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển – không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.
Còn đối với doanh nghiệp, cần tiếp tục việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, như là: Tiếp tục rà soát cải thiện quy trình/thủ tục việc cấp giấy S/C, C/C để giải quyết các bất cập phát sinh trong thời gian qua; đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký lựa chọn phương án lấy mẫu thẩm tra (theo lô hàng sản xuất hoặc lô hàng xuất khẩu) bằng cách cho doanh nghiệp lựa chọn khi gửi kế hoạch sản xuất và xuất khẩu (phụ thuộc quy mô nhà máy); …
Năm 2025, nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và ngư dân, dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng mạnh hơn. |
Tin mới cập nhật

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều
Tin khác

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới
Đọc nhiều

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt
