Kinh tế Việt Nam - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "nhập khẩu", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://kinhte.congthuong.vn/
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024: Chuyên gia nhận định gì?
Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá GDP của Việt Nam trong năm 2024 sẽ tăng trưởng tốt, thậm chí nằm trong top cao trên thế giới.
Đẩy mạnh nhập khẩu than từ Nam Phi để đảm bảo nguồn cung than cho sản xuất
Trong bối cảnh nguồn cung than để sản xuất điện đang bị thiếu hụt, Bộ Công Thương đang gấp rút thúc đẩy nhập khẩu than từ các thị trường khác nhau. Ngày 14/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã tổ chức diễn đàn giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu than Việt Nam và Nam Phi với kỳ vọng những chuyến hàng đầu tiên sẽ cập bến trong tháng 4 hoặc tháng 5.
Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Việt Nam
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 66,6% trong 11 tháng năm 2020 lên 68,25% trong 11 tháng năm 2021.
Hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ giảm nhẹ
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm nhẹ từ 89,64% trong 11 tháng năm 2020 xuống 89,35% trong 11 tháng năm 2021.
Trung Quốc tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
11 tháng đầu năm 2021, thị phần hàng rau quả chế biến (mã HS 20) của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng.
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật
10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật, đạt 111,1 nghìn tấn, trị giá 94,94 tỷ Yên (tương đương 840 triệu USD), tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
Thị phần nhập khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến (mã HS 20) của Việt Nam tăng trong tổng trị giá nhập khẩu Hoa Kỳ.
Đức tăng nhập khẩu hạt điều từ thị trường Việt Nam
Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức tăng từ 57,51% trong 9 tháng đầu năm 2020, lên 62,46% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất sang Việt Nam
10 tháng năm 2021, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt trên 10,8 tỷ USD, chiếm 27,9% thị phần. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất, đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần, trong đó mặt hàng bông chiếm 36,4% giá trị.
Giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Cần một chiến lược tổng thể
Với mức tăng trưởng bình quân 13-15%/năm, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp. Tuy nhiên, ngành sản xuất TĂCN được đánh giá là kém bền vững do “ăn đong” nguyên liệu và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước mới có thể tháo gỡ nút thắt này.
Hàn Quốc tăng thị phần nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Việt Nam
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 73,6% trong 8 tháng đầu năm 2020, lên 90,88% trong 8 tháng đầu năm 2021.
Nga tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
Theo thống kê của cơ quan chức năng 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung ứng hàng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho Nga, với giá đạt 1.011,2 USD/tấn, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng đầu năm nay tăng mạnh về giá trị và đạt hơn 3 tỷ USD. Trong đó, hơn 1 tỷ USD là từ Argentina.
Trung Quốc nhập khẩu trở lại thanh long và chuối của Việt Nam
Trung Quốc đã đồng ý để nhập khẩu trở lại mặt hàng quả thanh long và chuối của Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai). Các địa phương cần bám sát tình hình thực tế, tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Nửa đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 750 triệu USD nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt
6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 379,64 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt với giá trị kim ngạch đạt 750,7 triệu USD; tăng 23,9% về lượng và tăng 53,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2020.
Vượt qua khó khăn do dịch bệnh, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 giảm nhẹ so với tháng trước. Tuy nhiên, kết quả xuất nhập khẩu vẫn đạt tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.
Australia giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Australia chiếm 13,08% trong 4 tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 19,02% trong 4 tháng đầu năm 2020.
Hàn Quốc tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam
Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc đạt 369,2 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Xu hướng tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khả quan, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Minh bạch từ nguồn, nỗ lực cho một ngành Gỗ "sạch"
Gỗ Cameroon, Campuchia đang là một trong những nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành gỗ Việt Nam, nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn. Ngành gỗ đang cần bằng chứng hợp pháp về gỗ nhập khẩu từ các thị trường này nhằm hướng đến minh bạch từ nguồn.
Xuất nhập khẩu hàng hóa: Hướng tới mục tiêu 600 tỷ USD
Mức tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong quý đầu năm khiến nhiều ý kiến dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm nay có thể cán mốc 600 tỷ USD. Tuy nhiên, chặng đường từ nay đến cuối năm vẫn còn dài và không thể chủ quan.
1 2