Việt Nam-Trung Quốc: Cơ hội mới trong hợp tác thương mại song phương

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ lâu đời; trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội mới trong hợp tác thương mại song phương Tiếp tục mở rộng, nâng cao quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội chợ CAEXPO và Hội nghị Thượng đỉnh CABIS lần thứ 20 được tổ chức tại Trung Quốc tới đây được kỳ vọng mở ra cơ hội mới trong dòng chảy thương mại giữa hai nước.

Xe chở quả vải tươi chờ làm thủ tục tại Cửa khẩu Quốc tế Đường bộ số 2 Kim Thành xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Xe chở quả vải tươi chờ làm thủ tục tại Cửa khẩu Quốc tế Đường bộ số 2 Kim Thành xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Hiện tại, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Chính vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20, được tổ chức tại Trung Quốc tới đây được kỳ vọng mở ra cơ hội mới trong dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia.

Thời gian qua, mặc dù dịch COVID-19 và biến động địa-chính trị trên thế giới đã tác động tới kinh tế, thương mại toàn cầu nhưng quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển.

Thống kê cho thấy năm 2022, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47%; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu đạt 117,86 tỷ USD, tăng 6,63%.

Tính đến hết tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 89,1 tỷ USD, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Về đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 1,3 tỷ USD với 233 dự án, là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 tại Việt Nam (sau Singapore, Nhật Bản).

Sản xuất tất xuất khẩu tại Công ty TNHH Jasan Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc, tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Lũy kế đến 20/6/2023, Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6/143 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.791 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 25 tỷ USD.

Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì các hình thức trao đổi, tiếp xúc linh hoạt. Qua đó, hai bên đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, nhất trí trong nhiều biện pháp cụ thể về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần tạo cơ sở vật chất quan trọng cho thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

Phía Trung Quốc khẳng định sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tăng thêm hạn ngạch cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba, mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Nhận định từ các chuyên gia thương mại, kể từ khi thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đến nay, Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam; trong đó có nông sản, trái cây tươi.

Việc này đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn.

Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, qua đó tạo điều kiện hơn cho hàng hóa, nhất là hàng nông thủy sản của Việt Nam thâm nhập thị trường này.

Là một trong những tỉnh có lượng nông sản lớn xuất khẩu sang Trung Quốc, việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi hơn khi Ga đường sắt Liên vận Quốc tế Kép tại tỉnh Bắc Giang nối với Bằng Tường đi vào hoạt động, mở ra hướng vận chuyển mới, nhằm giảm ách tắc hàng hóa tại biên giới, giảm thời gian thông quan.

Ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang - cho biết thời gian qua, bên cạnh hợp tác cấp Nhà nước giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang với tỉnh Quảng Tây ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Tỉnh Bắc Giang xác định Trung Quốc là thị trường truyền thống, quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Giang với Trung Quốc đạt hơn 18 tỷ USD.

Riêng quả vải thiều, mỗi năm tỉnh cũng xuất khẩu từ 80.000-100.000 tấn.

Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai kiểm tra mặt hàng quả vải tươi trước khi làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Đường bộ số 2 Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Đặc biệt, địa phương luôn nhất quán và xuyên suốt trong sản xuất vải thiều khi lấy chất lượng vượt trội của quả vải thiều và bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc làm chỗ đứng bền vững trên thị trường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa hoạt động thương mại vào chính quy, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường rộng lớn này. Đây là xu thế tất yếu, đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bắt buộc phải thay đổi và thích ứng.

Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho thấy Trung Quốc có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam và là thành viên trong các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại Việt Nam Trung Quốc, Hiệp địnhTthương mại tự do ASEA-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)...

Như vậy, có thể khẳng định rằng Việt Nam và Trung Quốc luôn ưu tiên trong chính sách thương mại.

Do đó, cần lưu ý Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, không phải hàng hóa nào, tiêu chuẩn nào người Trung Quốc cũng chấp nhận.

Hơn nữa, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, hàng hóa của Việt Nam cũng đối diện với sự cạnh tranh.

Đây là cơ hội, đồng thời gắn liền với thách thức mà doanh nghiệp Việt đón bắt một cách nghiêm chỉnh để xuất khẩu sang thị trường này với đầy đủ chứng chỉ, xuất xứ, điều kiện kinh doanh.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho hay thực hiện phương châm “an toàn để xuất khẩu” và “xuất khẩu phải an toàn,” Bộ Công Thương khuyến cáo địa phương vùng trồng và doanh nghiệp xuất khẩu chủ động theo dõi sát tình hình để điều tiết lượng hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa.

Mặt khác, triển khai đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 từ khâu nuôi trồng, thu mua, bao gói, chế biến, vận chuyển và xuất khẩu theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngoài ra, địa phương và doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm kiểm dịch và an toàn thực phẩm.

Về lâu dài, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch theo nguyên tắc thương mại quốc tế nhằm đảm bảo xuất nhập khẩu ổn định và bền vững.

Để cung cấp thông tin chính thống đến doanh nghiệp có hoạt động giao thương với thị trường Trung Quốc, ngoài việc thường xuyên đưa ra khuyến cáo, Bộ Công Thương đã xây dựng và phát hành Cẩm nang Hướng dẫn xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là một hợp phần trong Đề án của Chính phủ về thúc đẩy, chuyển đổi hoạt động xuất khẩu qua biên giới sang hình thức chính ngạch.

Tại buổi hội đàm mới đây với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đánh giá cao sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Bộ Thương mại Trung Quốc trong việc triển khai nội dung hợp tác kinh tế thương mại, kịp thời tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong hợp tác kinh tế thương mại song phương.

Cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía bạn mở rộng quy mô thương mại song phương, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với địa phương của Trung Quốc để hỗ trợ đưa hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa.

Mặt khác, thúc đẩy nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu, thành lập Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu trong năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc đi các nước thứ ba.

Đặc biệt, hai bên cần xây dựng kế hoạch hành động để triển khai bản ghi nhớ, xây dựng mạng lưới hậu cần kết nối chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu, khu công nghiệp nhà máy sản xuất đến cảng/cửa khẩu và trung tâm phân phối tại địa phương.

Đáng lưu ý, thiết lập các trung tâm phân phối, logistics, tập kết hàng hóa tại những địa phương sản xuất, tiêu thụ của hai nước.

Nhất trí với đề xuất tạo thuận lợi thông quan cửa khẩu, mở rộng quy mô thương mại song phương, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các địa phương Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết sẽ giao đơn vị liên quan tích cực phối hợp với Bộ Công Thương triển khai nội dung hợp tác liên quan.

Bộ trưởng Vương Văn Đào cũng nêu một số nội dung phía Trung Quốc quan tâm như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, đề nghị phía Việt Nam ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ tích cực phối hợp cùng với Trung Quốc trong vấn đề đa phương và sẽ ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc uy tín, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Đặc biệt, hai bên thống nhất trao đổi hợp tác trong khuôn khổ đa phương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn thị trường cho nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiệm vụ quan trọng.
Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Việt Nam - Singapore có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp VSIP trên toàn quốc. Và hợp tác ngành bán dẫn là lĩnh vực tiềm năng hai bên.
Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xuất khẩu tới 80% sản lượng, ngành da giày luôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn nữa thị trường.
“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn chưa vươn rộng ra thị trường thế giới, thực hiện nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, xúc tiến thương mại là giải pháp cần thiết nhằm mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ.
Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn.
Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng kim loại từ Ấn Độ đạt 55,5 triệu USD, tăng 131,6% so với cùng kỳ.
Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dưới hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, cùng tiềm lực bản thân, ngay từ đầu năm, ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’ đến tìm cơ hội hợp tác.

Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu được tổ chức tại Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả nhưng những quy định liên quan đến đấu thầu đang làm khó doanh nghiệp.
2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Trong năm 2025, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến nhằm mở rộng thị trường cho hàng dệt may.
Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 tiếp tục là 'cầu nối' hiệu quả trong xúc tiến thương mại ngành điện, thu hút đầu tư phát triển năng lượng xanh Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tháng 1/2025, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% về kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, ngành Công Thương Tuyên Quang nỗ lực đảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Năm 2024, gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi Trẻ em Việt Nam (IBTE) sẽ được tổ chức tại Trung tâm SECC, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 18-20/12/2024.
Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Phiên bản di động