Vị thế mới của đường dây 500kV quốc gia
![]() |
Công nhân truyền tải sửa chữa đường dây 500kV qua miền Trung |
Khẳng định vai trò trục xương sống
Báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cho thấy, đến ngày 31/3/2018, đơn vị đang quản lý, vận hành khoảng 24.365km đường dây (ĐZ) truyền tải và 140 trạm biến áp (TBA) với tổng dung lượng 77.613MVA; trong đó, có 7.503km ĐZ 500kV và 28 TBA 500kV.
Hệ thống điện 500kV đã được đầu tư, phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất của các nhà máy điện và trung tâm điện lực lớn như: Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Mông Dương, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Duyên Hải. Đồng thời, là trục xương sống liên kết hệ thống điện giữa các miền như: Các mạch vòng 500kV tại khu vực miền Bắc (Thường Tín - Phố Nối - Quảng Ninh - Hiệp Hòa - Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan), khu vực miền Nam (Nhà Bè - Phú Lâm - Cầu Bông - Tân Định - Sông Mây - Phú Mỹ); ĐZ 500kV kết nối giữa khu vực Đông Nam bộ với Tây Nam bộ (Phú Lâm - Ô Môn).
Đặc biệt, đối với trục xương sống truyền tải điện Bắc - Nam, cùng với các ĐZ 500kV Bắc - Nam mạch 1, 2 đã đưa vào vận hành năm 1994 và năm 2004, ĐZ 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông được hoàn thành, đưa vào vận hành tháng 5/2014 đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực truyền tải điện Bắc - Nam. Qua đó, góp phần cùng EVN cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm cung cấp điện cho miền Nam trong bối cảnh các nguồn điện miền Nam bị chậm tiến độ.
Tiếp tục đầu tư lưới 500kV
Để bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ cho đất nước với nhu cầu ngày càng cao, đáp ứng tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu cao hơn trong khu vực châu Á, đại diện EVNNPT cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống điện truyền tải.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, EVNNPT sẽ đầu tư và đưa vào vận hành 172 dự án lưới điện truyền tải; trong đó, có 38 dự án 500kV và 134 dự án 220kV với tổng dung lượng máy biến áp tăng thêm là 35.262MVA, ĐZ tăng thêm 6.976km. Đến năm 2020, đạt 34 TBA 500kV.
Trong số các dự án lưới điện truyền tải đưa vào vận hành từ nay đến năm 2020, có rất nhiều các công trình 500kV quan trọng để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải và bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể: Công trình nâng cao năng lực hệ thống điện Bắc - Nam như các ĐZ 500kV mạch 3; lưới điện 500kV đồng bộ các trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Sông Hậu, Long Phú; công trình cấp điện cho các trung tâm phụ tải lớn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
Hiện, Tổng công ty đang tập trung triển khai các dự án ĐZ 500kV mạch 3 (từ Vũng Áng đi Pleiku 2) với tổng chiều dài 742km đi qua địa bàn 8 tỉnh, 1 thành phố với tổng mức đầu tư 11.949 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công trong tháng 6/2018. Sau khi hoàn thành và đi vào vận hành năm 2019, ĐZ 500kV mạch 3 sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng truyền tải điện từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam để bảo đảm cung cấp điện cho các tỉnh miền Nam giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
Việc được công nhận là công trình đặc biệt quan trọng với an ninh quốc gia không chỉ nâng cao vị thế của hệ thống ĐZ 500kV mà còn tạo động lực cho EVNNPT phát huy vai trò, tiếp tục quản lý, vận hành ĐZ hiệu quả, an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
