Vì mục tiêu gỡ 'Thẻ vàng' IUU trong khai thác thủy hải sản

Sau hơn 5 năm Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "Thẻ vàng" (23/10/2017), qua 3 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ thẻ của Việt Nam đang đi đúng hướng.
Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” IUU tháo “nút thắt” xuất khẩu hải sản sang EU Khắc phục "Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Phát huy giải pháp tuyên truyền: Phát huy giải pháp tuyên truyền Doanh nghiệp và ngư dân nâng cao ý thức, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đang đe dọa hệ sinh thái biển và đại dương, cũng như đa dạng sinh học, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế bền vững của các cộng đồng ven biển và làm xói mòn tương lai lâu dài của nền kinh tế toàn cầu và an ninh lương thực.

EC cũng khẳng định "có khung pháp lý rõ ràng" và mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong việc gỡ "Thẻ vàng" IUU sớm nhất có thể.

Đoàn Thanh tra của EC dự kiến đến Việt Nam vào tháng 10 tới để thanh tra lần thứ 4 và xem xét có gỡ "Thẻ vàng" IUU cho hải sản Việt Nam hay không?

Cho đến nay, EC đánh giá rằng việc chống khai thác IUU đã được Chính phủ Việt Nam ưu tiên và có kết quả khả quan.

Từ năm 2017, Việt Nam đã triển khai hàng loạt biện pháp, chương trình hành động nhằm ngăn chặn và loại bỏ hoạt động khai thác IUU, bao gồm sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; ký kết các điều ước quốc tế và tham gia các chương trình chống khai thác IUU; tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của chính quyền và ngư dân về hậu quả của việc khai thác IUU; nâng cao năng lực của lực lượng thực thi pháp luật và tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên biển; xây dựng các cơ chế hợp tác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, bài học từ các nước về chống khai thác IUU.

Việc quản lý, theo dõi, giám sát đội tàu cá của Việt Nam đã tương đối đồng bộ, với trên 98% tàu cá dài trên 15m được lắp thiết bị giám sát hành trình.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi một ngành đánh cá, từ mang tính chất đánh bắt tự nhiên trở thành một ngành đánh cá hiện đại, bền vững, có trách nhiệm và việc thay đổi ý thức của ngư dân là một thách thức lớn, đòi hỏi quyết tâm cao của tất cả các bên liên quan.

Việc EC vẫn chưa gỡ “Thẻ vàng” đối với hải sản của Việt Nam là do một số địa phương thiếu sự quyết liệt trong thực hiện các khuyến nghị cần thực hiện, còn để xảy ra tình trạng tàu cá xâm phạm ngư trường nước ngoài.

Theo Tổng vụ Các Vấn đề về Biển và Thủy sản (DG-MARE) của EC, Việt Nam cần có những giải pháp mạnh hơn nữa trong việc chống khai thác bất hợp pháp và chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý 100% vụ việc tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý và xử phạt 100% các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm 100% hành vi khai thác IUU theo quy định; xác minh, xử lý 100% các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình theo quy định, như các tàu cá mất kết nối trên 10 ngày trên biển.

Việc gỡ “Thẻ Vàng” IUU là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết vì Liên minh châu Âu (EU) nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Trung Quốc và đứng trước Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trị giá 11 tỷ USD năm 2022, thị trường EU đóng góp khoảng 1,3 tỷ USD. Việc chậm thực hiện khuyến nghị của các đoàn thanh tra từ EC có thể khiến cho “thẻ vàng” có nguy cơ biến thành “thẻ đỏ."

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính rằng nếu bị phạt "Thẻ Đỏ," Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu hải sản khai thác sang EU với tổng giá trị gần 500 triệu USD/năm.

Ngoài EU, một số quốc gia khác như Mỹ cũng có những quy định tương tự về chống IUU, nếu Việt Nam bị áp "Thẻ Đỏ" thì các quốc gia này cũng có thể áp dụng những biện pháp tương tự đối với mặt hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Nhưng đáng lo ngại hơn là về lâu dài, Việt Nam đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi hải sản. Trữ lượng hải sản của Việt Nam có khoảng 3,95 triệu tấn, nhưng đã khai thác 3,8 triệu tấn.

Theo EC, với cường độ khai thác đó, tài nguyên thủy sản sẽ suy giảm. Cao ủy EU về Môi trường, Đại dương và Nghề cá, ông Virginijus Sinkevičius, đã nói rằng việc EC áp "Thẻ vàng" IUU cũng có thể góp phần thúc đẩy Việt Nam giảm khai thác tài nguyên kiệt quệ và đảm bảo công bằng cho những ngư dân không vi phạm.

Phía EC cũng tin tưởng vào quyết tâm của Việt Nam khi triển khai "kế hoạch 180 ngày cao điểm chống khai thác IUU"; trong việc xây dựng Luật Thủy sản và nghị định thi hành, Việt Nam đều tham khảo những góp ý từ EC.

Vi muc tieu go 'The Vang' IUU trong khai thac thuy hai san hinh anh 2
Tàu cá neo đậu tại khu vực cửa biển thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

EU đưa ra quy định nhận diện nguồn gốc thủy sản nhập khẩu, từ đó phân loại các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào liên minh này bằng hệ thống các thẻ màu bao gồm xanh, vàng, đỏ và nghiêm trọng nhất là ngừng giao dịch.

Với hạn chế của "Thẻ vàng" thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi EU bị tiền kiểm 100%. Hậu quả là chi phí xuất khẩu hải sản sang châu Âu tăng lên, số lượng giảm xuống do thời gian giao hàng kéo dài.

Người ta có thể hiểu một cách đơn giản là hàng hải sản nhập vào châu Âu phải đầy đủ các thông tin truy tích được: đánh bắt ở đâu, khi nào, bởi tàu loại nào, ra khơi và về lại đất liền ở cảng nào? Có tuân thủ luật pháp về khai thác - quản lý thủy sản của quốc gia sở tại? Những bộ luật đó có phù hợp với quy định của EU hay không?

Là một quốc gia ven biển có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu cá trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% sản lượng thủy sản toàn cầu.

Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 3,86 triệu tấn. Từ góc độ kinh tế, việc không ngăn chặn được hoạt động khai thác IUU cũng đồng nghĩa với xuất khẩu sụt giảm. Trên bình diện quốc tế, hoạt động khai thác IUU cũng đã đặt ra rủi ro, làm xói mòn danh tiếng của Việt Nam và làm suy giảm quan hệ thương mại quốc tế với các đối tác./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu điều chỉnh giảm do nhu cầu từ các thị trường suy yếu

Giá hồ tiêu điều chỉnh giảm do nhu cầu từ các thị trường suy yếu

Giá hồ tiêu điều chỉnh giảm tại một số địa phương trọng điểm trong nước do nhu cầu chậm lại. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Brazil cũng điều chỉnh giảm.
Nhiều thị trường tăng cường mua nông sản của Việt Nam

Nhiều thị trường tăng cường mua nông sản của Việt Nam

Rất nhiều quốc gia tăng mua nông sản từ Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, nhập khẩu gần 2,5 tỷ USD rau quả tăng 25% so với cùng kỳ.
Giá cà phê thế giới tăng vọt, lo ngại nguồn cung khan hiếm

Giá cà phê thế giới tăng vọt, lo ngại nguồn cung khan hiếm

Trong tuần này, giá cà phê kỳ vọng tiếp đà tăng mạnh từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố quyết định về lãi suất vào ngày 19/9 tới đây.
Giá tiêu nội địa kỳ vọng cán mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu nội địa kỳ vọng cán mốc 160.000 đồng/kg

Thị trường tuần này sẽ bị ảnh hưởng việc FED giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách, nếu giữ được đà tăng, giá tiêu nội địa có thể cán mốc 160.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng liên tiếp, cơn “sốt giá” liệu còn kéo dài?

Giá cà phê tăng liên tiếp, cơn “sốt giá” liệu còn kéo dài?

Giá cà phê thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh, liên tục cán qua các ngưỡng lịch sử.
Nhiều điểm sáng trong quan hệ xúc tiến thương mại Việt Nam - Thuỵ Điển

Nhiều điểm sáng trong quan hệ xúc tiến thương mại Việt Nam - Thuỵ Điển

Hơn 5 thập kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Thuỵ Điển không ngừng được vun đắp, củng cố và phát triển.
Nhu cầu trở lại từ thị trường Trung Quốc: Giá hồ tiêu còn tăng cao?

Nhu cầu trở lại từ thị trường Trung Quốc: Giá hồ tiêu còn tăng cao?

Với sự trở lại của nhu cầu từ Trung Quốc, một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới, giá hồ tiêu liệu có khởi sắc?
Xuất khẩu nông sản 8 tháng thu về hơn 17 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản 8 tháng thu về hơn 17 tỷ USD

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông sản Việt Nam thu về 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá hồ tiêu biến động khó lường, thị trường ra sao trong thời gian tới?

Giá hồ tiêu biến động khó lường, thị trường ra sao trong thời gian tới?

Sau một thời gian duy trì ở mức cao, giá hồ tiêu đang có những biến động phức tạp, khiến người trồng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Tháng 8/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20% đạt gần 953 triệu USD.

Tin khác

Giá cà phê trong nước chịu áp lực từ thị trường thế giới

Giá cà phê trong nước chịu áp lực từ thị trường thế giới

Thị trường cà phê trong nước đang chứng kiến đà giảm giá mạnh, đi cùng với xu hướng giảm của giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới.
Giá hồ tiêu Việt tăng cao: Cơn sốt

Giá hồ tiêu Việt tăng cao: Cơn sốt ''vàng đen'' còn kéo dài?

Giá hồ tiêu trong nước đang ở mức cao kỷ lục những tháng gần đây, gây ra nhiều lo ngại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Áp lực từ EUDR và nguồn cung: Giá cà phê còn biến động ra sao?

Áp lực từ EUDR và nguồn cung: Giá cà phê còn biến động ra sao?

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR), dự kiến có hiệu lực vào ngày 31/12/2024 đang tạo ra một làn sóng mua tích trữ cà phê quy mô lớn.
Giá hồ tiêu ổn định, nông dân vẫn kỳ vọng tăng cao hơn

Giá hồ tiêu ổn định, nông dân vẫn kỳ vọng tăng cao hơn

Giá hồ tiêu dự báo sẽ ổn định ở mức hiện tại trong thời gian tới, tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại.
Quy định EUDR và những thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Quy định EUDR và những thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Quy định chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu lực từ 31/12/2024.
Rộng cửa cho hàng Việt thâm nhập thị trường Hàn Quốc

Rộng cửa cho hàng Việt thâm nhập thị trường Hàn Quốc

Trong thời gian tới, Việt Nam và Hàn Quốc còn nhiều dư địa và điều kiện thuận lợi để gia tăng hợp tác đa dạng về xúc tiến thương mại và đầu tư.
Thị trường hồ tiêu Việt: Cung - cầu trái chiều, giá

Thị trường hồ tiêu Việt: Cung - cầu trái chiều, giá 'vàng đen' khó dự đoán

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), giá hồ tiêu trên thị trường nội địa đang có những diễn biến phức tạp.
Nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, giá hồ tiêu sẽ kéo dài chuỗi tăng?

Nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, giá hồ tiêu sẽ kéo dài chuỗi tăng?

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) vừa đưa ra dự báo giá hồ tiêu trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục tăng.
Infographic | Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua các Nghị định thư

Infographic | Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua các Nghị định thư

Việc mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm sầu riêng đông lạnh và dừa tươi dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam.
Infographic | Thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Nhiều cơ hội rộng mở

Infographic | Thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Nhiều cơ hội rộng mở

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại cũng như thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Để đảm bảo duy trì ổn định nguồn hàng của miền Bắc đến cuối tháng, các siêu thị đã đẩy mạnh nguồn cung để duy trì ổn định sản lượng cung cấp cho thị trường.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Hàng ngàn doanh nghiệp đã bị đưa vào tầm ngắm sau khi Tổng cục Thuế nâng cấp hệ thống cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử.
Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Thiếu nguồn cung do ảnh hưởng của mưa lũ, giá rau tại chợ truyền thống tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, song tại các siêu thị, giá vẫn bình ổn.
Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Các hãng hàng không chính thức tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ bà con miền Bắc từ ngày 11 - 26/9.
Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh và lập đỉnh mới trong tháng 8.
Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thuế bất động sản đang là một công cụ hữu hiệu để làm dịu thị trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Miền Bắc đang đối mặt với hậu quả nặng nề do mưa lũ, những tấm lòng nhân ái cả nước hướng về vùng lũ mang theo nhiều phần quà thiết thực, lời động viên ấm áp.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Phiên bản di động