Tuyên Quang: Những “dấu chân” hàng Việt
Bà con dân bản có nhu cầu lớn về hàng Việt
Đa dạng giải pháp đưa hàng về nông thôn
Là một tỉnh miền núi, tập trung phần đông bà con dân tộc, với Tuyên Quang, đưa hàng Việt về nông thôn tức là đưa hàng Việt vào sâu các thôn, khe, bản… Đưa hàng về nông thôn đã khó, đưa hàng vào thôn, khe, bản còn khó hơn gấp nhiều lần bởi điều kiện đi lại khó khăn, thu nhập của bà con nông dân còn hạn chế.
Ông Trương Xuân Quý - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang chia sẻ: “Để đưa hàng Việt về được khu vực này, chúng tôi đã không ít lần “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Ở giai đoạn đầu, không dễ dàng để thuyết phục DN tham gia những chuyến bán hàng về khu vực vùng sâu vùng xa khi vận chuyển khó khăn, chi phí cao, không xác định được doanh số bán hàng… Để vận động DN, các cán bộ Sở Công Thương phải vừa thuyết phục, vừa trực tiếp khuân hàng giúp rồi cùng DN bán hàng.
Thuyết phục được DN đã khó, tìm địa điểm bán hàng và khuyến khích bà con đến xem phiên chợ lại càng khó khăn hơn. Khắc phục tình trạng này, nhiều hoạt động đã được Sở Công Thương tích cực triển khai như tổ chức những buổi văn nghệ, tổ chức hội thi trang phục đẹp nhất cho bà con đến xem phiên chợ… “Đây chính là những “bí quyết” của Tuyên Quang để không chỉ thu hút bà con dân bản đến phiên chợ mà còn tạo nét đẹp riêng cho phiên chợ bởi những tà áo truyền thống đầy màu sắc của đồng bào dân tộc” - ông Quý hào hứng chia sẻ.
Nhằm giúp DN bán được hàng, giúp người dân mua được những mặt hàng chính hãng có chất lượng cao, nhiều mặt hàng như điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng thiết yếu… đã được lựa chọn bày bán tại phiên chợ theo tiêu chí bền và giá cả phải chăng… Chính vì vậy, tốc độ tiêu thụ hàng hóa tại các phiên chợ tương đối tốt, nhiều mặt hàng đã dần nhận được sự ưa chuộng của bà con. Đặc biệt, lượng người đến xem các phiên chợ đã không ngừng tăng lên. “Từ năm 2012 đến nay, Tuyên Quang đã tổ chức 15 phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan mua sắm. Để đáp ứng nhu cầu của bà con, từ nay đến cuối năm, Tuyên Quang sẽ tiếp tục tổ chức 3 chuyến đưa hàng về nông thôn” - ông Quý cho hay.
Để hàng Việt “bám rễ”cùng thôn bản
Chia sẻ về tiềm năng tiêu thụ hàng Việt tại các khu vực vùng sâu vùng xa, ông Trương Xuân Quý cho biết: “Trực tiếp đưa hàng về các khu vực này rồi mới thấy nhu cầu của người dân là không nhỏ. Trước đây, có những thôn, bản vùng sâu, vùng xa của Tuyên Quang “trắng” hàng Việt do DN quan niệm có đưa hàng về đây cũng không có ai mua. Tuy nhiên, thực tế, khi đời sống phát triển, thu nhập tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng hàng Việt của bà con cũng tăng theo. Điều quan trọng là cơ chế ra sao, hệ thống phân phối thế nào để DN có thể bám rễ sâu hơn tại khu vực thị trường này”.
Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo, không chỉ tiếp tục tổ chức đưa nhiều chuyến hàng Việt về nông thôn, Sở Công Thương Tuyên Quang sẽ tìm cách giúp hàng Việt “bám rễ” sâu hơn vào các thôn, khe, bản thông qua các hệ thống phân phối của DN. “Trước mắt, các DN sản xuất hàng Việt tại Tuyên Quang sẽ được hỗ trợ kênh phân phối thông qua các cửa hàng của Công ty CP Thương mại Tuyên Quang được đặt ở trung tâm các cụm xã. Về lâu dài, khi hàng Việt đã “bám rễ” tại khu vực này rồi, DN sẽ có cơ sở và tiềm lực để xây dựng hệ thống phân phối riêng cho mình” - ông Quý khẳng định.
Ông Trương Xuân Quý cũng kiến nghị: “Thành công của các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi mới chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp hàng Việt “bám rễ” lâu dài và bền chặt hơn. Muốn làm được điều này, sự nỗ lực của DN là không đủ mà rất cần sự hỗ trợ mạnh hơn của tỉnh, của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhằm giúp DN có kinh phí phát triển hệ thống phân phối”./.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, từ năm 2012 đến nay, Sở đã tổ chức 1 chương trình phát triển hệ thống phân phối hàng Việt đến huyện Na Hang; 15 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và đồng bào dân tộc thiểu số… Các phiên chợ này đã thu hút 440 gian hàng của 200 DN tham gia. |
Bảo Ngọc
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Tin khác

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
