Từ những bình luận diều hâu với cổ phiếu VFS Vinfast đến lời cảnh báo của cụ Phan Bội Châu về một tật xấu
VinFast khởi động chiến lược bán hàng B2B trên đất Mỹ, tạo hướng đi khác biệt so với Tesla Vốn hóa Vinfast (VFS) còn bao nhiêu sau hơn 2 tuần "Ngao du trên đất Mỹ"? |
Với cổ phiếu VFS của Vinfast khi xác định “đem chuông” lên sàn chứng khoán Nasdaq, bản thân người trong cuộc xem như đây không phải là cuộc dạo chơi “cho biết” mà thực sự là bước đột phá trong chiến lược kinh doanh có sự tính toán với việc gắn liền phát triển một hệ sinh thái, một thương hiệu.
Sau thời khắc rung chuông sàn Nasdaq là những phiên giao dịch của cổ phiếu VFS với sự trồi sụt giá cổ phiếu nhiều vẻ kịch tính, nhiều cảm xúc với các nhà đầu tư lẫn giới phân tích.
Có cả tâm trạng “ngựa phi trong ngực” lẫn trầm lắng khác thường trong mắt giới đầu tư như thường thấy với bất kỳ cổ phiếu nào, với cổ phiếu VFS.
Nhưng giá trị vốn hoá thị trường được tính bằng tỷ USD của Vinfast lên xuống trong khoảng thời gian ngắn cũng là một điều bình thường của kinh tế thị trường hiện đại, nó chỉ chưa thực sự quen, ít nhất là với một số nhà đầu tư tài chính nào đó từ trong nước.
Niêm yết cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq - Ảnh: TTXVN |
Thật đáng tiếc khi từ những thông tin này có vẻ như một số luồng phân tích, ý kiến bình luận một chiều, có cả hiện tượng "dìm hàng", kỳ thị không đáng có đã xuất hiện trên không gian mạng. Đáng chú ý có cả những phân tích của một số người tự nhận là chuyên gia (và chỉ đại diện cho ý kiến cá nhân) mang tính diều hâu trên thị trường và được xuất hiện trên báo nước ngoài. Cá biệt, có cả trường hợp tuỳ tiện nhận định rằng và gán ghép với một thứ “meme stock”- tạm gọi là cổ phiếu ảo hay so sánh khiên cưỡng với cổ phiếu HKD của hãng dịch vụ tài chính AMTD Digital Inc. sụp đổ, mất hơn 99% sau khi tăng “không tưởng” 32.000% kể từ thời điểm niêm yết trên sàn NYSE hồi tháng 7/2022 cũng được mang ra để “ hù doạ” nhà đầu tư.
Thiết nghĩ đó là những điều không nên, không thể chấp nhận!
Cần nhớ rằng, cổ phiếu VFS không phải là cổ phiếu Việt Nam đầu tiên lên sàn chứng khoán Mỹ. Còn quá sớm để nói về thành công của cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq nhưng không nghi ngờ gì, với việc cổ phiếu VFS rung chuông Nasdaq, đây là hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt trong việc đi tìm những nguồn vốn mới có quy mô lớn, chất lượng cao.
Đồng thời cũng là sự khẳng định, góp thêm một tiếng nói một thương hiệu Việt, một hình ảnh Việt Nam trên các không gian kinh tế có uy tín. Điều này lúc nào cũng là hết sức cần thiết và những nỗ lực như thế của doanh nghiệp Việt mà cụ thể là cổ phiếu VFS rất cần được trân trọng.
Nhìn sang Trung Quốc, cách đây vài chục năm, các cổ phiếu nước này cũng đã từng rón rén trên sàn chứng khoán Mỹ. Nhưng việc huy động được hàng tỷ USD cùng việc rút ngắn đáng kể thời gian tiếp cận các nguồn vốn như tiếp sức thêm cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trở lại những luồng thông tin phân tích mang tính “diều hâu” được nhắc đến ở trên.
Dường như một hiệu ứng không thực sự bất ngờ từ việc cổ phiếu VFS xuất hiện trên sàn Nasdaq trong vai trò kẻ tiên phong là nó lại làm “lộ sáng” một tật xấu được các học giả Việt Nam sống cách nay cả thế kỷ từng cảnh báo như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu.
Đó là thói ghen ghét, đố kỵ, không thích ai hơn mình.
Bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nay đã hoàn toàn khác thời các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh sống.
Doanh nghiệp Việt có thể và cần phải vươn ra biển lớn, đến với những cơ hội hoàn toàn có thể thuộc về mình.
Thói ghen ghét, đố kỵ không thể là bình phong cho những “quan ngại”, những “cảnh báo” mang dấu hình đánh trận giả.
Có niềm tin rằng ra với biển lớn không thể chỉ là việc riêng của một doanh nghiệp.