Trung Quốc: Suy thoái thương mại thu hẹp, thúc đẩy triển vọng phục hồi

Tình hình xuất nhập khẩu tháng 9 cải thiện mang đến sự khích lệ đối với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt áp lực giảm phát và khủng hoảng tài sản.
Trung Quốc cảnh báo việc điều tra trợ cấp thép của EU Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương tháng 9 giảm mạnh so với năm ngoái Giá đậu tương sụt giảm do ảnh hưởng của Trung Quốc

Theo CNN, dữ liệu hải quan công bố hôm thứ Sáu cho thấy xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 9 vừa qua - dấu hiệu cho thấy sự ổn định dần trở lại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhờ một loạt những hỗ trợ chính sách.

Trung Quốc: Suy thoái thương mại thu hẹp, thúc đẩy triển vọng phục hồi
Cảng container ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) ngày 30/1/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Báo cáo trên mang lại sự khích lệ cho các nhà chức trách Trung Quốc, mặc dù nền kinh tế quốc gia châu Á này tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm phát dai dẳng, khủng hoảng tài sản kéo dài và tăng trưởng toàn cầu chậm lại cùng những căng thẳng địa chính trị.

Các lô hàng xuất đi trong tháng 9 đã giảm 6,2% so với một năm trước, sau khi giảm 8,8% trong tháng Tám, và thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế về mức giảm 7,6% trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Những số liệu này được hỗ trợ bởi các đơn hàng xuất khẩu mới - theo một cuộc khảo sát chính thức tại các nhà máy cách đây hai tuần - cho thấy sự cải thiện trong tháng Chín, một phần do mùa cao điểm xuất hàng đối với các sản phẩm Giáng sinh và một số yếu tố cơ bản thuận lợi.

Xu Tianchen, nhà kinh tế cấp cao của Economist Intelligence Unit, cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy xu hướng tăng trưởng theo chu kỳ trong lĩnh vực điện tử toàn cầu đang khiến thương mại toàn cầu ‘chạm đáy’ và dữ liệu thương mại của Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất.”

“Điều đó mang lại lý do để lạc quan về bức tranh thương mại tươi sáng hơn vào năm 2024” - ông nói.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc - một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc - đã giảm với tốc độ chậm nhất trong 11 tháng vào tháng 9.

Chất bán dẫn chiếm phần lớn trong thương mại giữa hai nước, báo hiệu nhu cầu ngày càng tăng của các nhà sản xuất Trung Quốc đối với linh kiện để tái xuất thành phẩm.

Hoạt động thương mại toàn cầu, được đại diện bởi Baltic Dry Index (tạm dịch: Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic), cũng cho thấy mức tăng trưởng đáng chú ý trong tháng 9.

Tuy nhiên, thương mại của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt.

Nhu cầu trong nước dần phục hồi, nhờ đó nhập khẩu cũng giảm với tốc độ chậm hơn, với mức giảm 6,2%. Kết quả này tốt hơn mức giảm 7,3% ghi nhận trong tháng 8.

Với kết quả trên, thặng dư thương mại trong tháng 9 đạt 77,71 tỷ USD, lớn hơn so với mức thặng dư 70 tỷ USD dự kiến trong cuộc thăm dò, và 68,36 tỷ USD trong tháng 8.

Những trở ngại cho sự phục hồi

Các nhà kinh tế cho rằng còn quá sớm để đưa ra nhận định về nhu cầu trong nước của Trung Quốc sẽ tăng trưởng như thế nào trong những tháng tới trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản của nước này đang gặp khủng hoảng, tình hình việc làm và tăng trưởng thu nhập hộ gia đình không chắc chắn, cũng như niềm tin yếu ớt của một số doanh nghiệp tư nhân có thể mang đến rủi ro cho một sự phục hồi kinh tế bền vững.

Nền kinh tế trị giá 18.000 tỷ USD bắt đầu “mất đà” từ quý 2 năm nay sau một thời gian ngắn phục hồi thời kỳ hậu đại dịch COVD-19, thôi thúc các nhà hoạch định chính sách đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi trước thị trường nhà đất vốn đang trì trệ, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao và áp lực trả nợ địa phương ngày càng gia tăng.

Dữ liệu lạm phát được công bố trước đó cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc chững lại và giá bán hàng hóa tại nhà máy giảm nhanh hơn chút ít so với dự kiến vào tháng trước so với một năm trước, cho thấy áp lực giảm phát vẫn “đeo đẳng” trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà chức trách có thể phần nào yên tâm với những dữ liệu gần đây bao gồm tình hình hoạt động sản xuất và và doanh số bán lẻ lạc quan hơn, cùng với lượng khách du lịch trong kỳ nghỉ “Tuần lễ Vàng” vừa qua đã tăng 4,1% so với mức trước đại dịch hồi năm 2019.

Để giúp nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng hằng năm khoảng 5% của Chính phủ, Trung Quốc đang cân nhắc phát hành thêm ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ (137,00 tỷ USD) nợ Chính phủ để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị tung ra một đợt kích thích kinh tế mới.

Những tháng gần đây, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần phải “tiến xa hơn” bên cạnh việc đưa ra những biện pháp từng phần để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Giai đoạn 2030 - 2040, Phần Lan sẽ cần bổ sung khoảng 50.000 - 60.000 lao động có tay nghề mỗi năm. Đây là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam.
Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Một loạt các vụ tai nạn hàng không trên thế giới liên tiếp xảy ra với những hậu quả nghiêm trọng khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Một video ghi lại cảnh người phụ nữ nằm dài trong ngăn chứa hành lý phía trên của Southwest Airlines.
Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể sẽ làm giảm thương mại toàn cầu và xuất khẩu của châu Á sang EU.
AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo) đã và đang khiến các công ty công nghệ lớn sa thải nhân viên và chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo.
Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Mới đây, trang The Paper của Trung Quốc đưa tin thành phố Thường Châu trở thành thành phố thứ 25 của Trung Quốc có GDP vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Mới đây, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch) làm ngày nghỉ của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Nối tiếp tháng 10, Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát cả giá tiêu dùng và giá sản xuất trong tháng 11.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trong tháng 12, Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 24 thành viên của Đảng Cộng sản dự kiến ​​sẽ sớm tập hợp để hoạch định chính sách cho năm tới.
EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

Ủy ban châu Âu đã thông qua gói tài trợ 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) cho dự án điện toán đám mây của châu Âu.

Tin khác

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Ngày 1/12, Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (8,81 tỷ USD).
Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu.
Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Thời điểm kết thúc năm 2023 sắp tới cũng là lúc thị trường “băn khoăn” về bối cảnh kinh tế trong năm 2024 sẽ biến động như thế nào?
Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Các cuộc khảo sát hoạt động khu vực tư nhân cho thấy một cuộc suy thoái ở Khu vực đồng euro (Eurozone) ngày càng có khả năng xảy ra.
OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ra tuyên bố cho biết tổ chức này và các đối tác (OPEC+) đã hoãn hội nghị cấp bộ trưởng đến ngày 30/11
Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin của Nga cho biết Moskva đã ngăn chặn được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế sau khi phải hứng chịu hàng loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương tây.
Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết rằng 151 tàu đã sử dụng tuyến đường vận chuyển mới của Kiev ở biển Đen kể từ khi được thiết lập vào tháng 8.
Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này hiện không có kế hoạch “đóng cửa với châu Âu”, dù đôi khi cũng tính đến việc đó.
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Số liệu cho thấy doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 0,1% trong tháng 10, thấp hơn mức kỳ vọng 0,3% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của Reuter

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động