Giá đậu tương sụt giảm do ảnh hưởng của Trung Quốc
Giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tăng nhẹ vào cuối phiên Giá đậu tương suy yếu, dầu đậu tương giảm gần 1% Ba mặt hàng đậu tương đều đồng loạt tăng giá mạnh |
Mặc dù nhận được lực mua nhẹ vào phiên sáng, tuy nhiên, phe bán đã hoàn toàn áp đảo thị trường khi phiên tối bắt đầu. Áp lực chốt lời cùng lo ngại nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc là yếu tố khiến giá chịu sức ép vào hôm qua.
Ảnh minh họa |
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 7,15 triệu tấn đậu tương trong tháng 9, giảm 23,6% so với mức 9,36 triệu tấn trong tháng trước và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái do lượng tồn kho cao và giá cả thế giới tăng đột biến hạn chế nhu cầu mua hàng.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2022, lên mức 77,8 triệu tấn. Tuy nhiên, nhập khẩu đã giảm trong thời gian gần đây do tỷ suất lợi nhuận ngành chăn nuôi heo thấp và triển vọng giá đậu tương toàn cầu giảm. Các lô hàng nhập khẩu trong tháng 9 cũng thấp hơn so với mức dự đoán khoảng 8 triệu tấn mà một số thương nhân đưa ra trước đó. Đây là mức nhập khẩu tương đối thấp trong giai đoạn tháng 9 và điều này có thể khiến nguồn cung trong quý 4 của Trung Quốc bị sụt giảm. Nhập khẩu đậu tương suy yếu từ Trung Quốc đang mang đến triển vọng nhu cầu kém khả quan từ nước này, thúc đẩy lực bán đối với đậu tương.
Ảnh: Hanghoa247.vn |
Báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales) ngày 13/10 cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 05/10, bán hàng đậu tương niên vụ 2023/24 của Mỹ đạt mức 1,06 triệu tấn, tăng 30,7% so với tuần trước, vượt ra khỏi khoảng dự đoán của thị trường. Số liệu giao hàng niên vụ 2023/24 trong tuần báo cáo đạt mức 1,44 triệu tấn, tăng 113,8% so với tuần trước đó. Bán hàng tăng mạnh cho thấy nhu cầu tích cực đối với đậu tương Mỹ, là yếu tố đã kìm hãm đà giảm của giá vào hôm qua.
Với mặt hàng dầu đậu tương đã tăng hơn 2% vào phiên hôm qua nhờ sắc xanh của dầu thô và dầu cọ. Giá dầu thô đã tăng mạnh hơn 5% vào hôm qua, do lo ngại xung đột Israel-Hamas có thể lan rộng, có khả năng làm gián đoạn nguồn cung dầu thô Trung Đông.