Trung Quốc chi 1,1 tỷ USD gom mua một loại tinh bột của Việt Nam
Thị phần tinh bột sắn Việt Nam tại Trung Quốc giảm mạnh Trung Quốc nhận hàng chậm, chủ hàng Việt giảm giá tinh bột sắn |
Theo thống kê, năm 2022 nước ta xuất khẩu gần 3,3 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn, thu về trên 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về giá trị so với năm 2021.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, năm vừa qua, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam chủ yếu là tinh bột sắn và sắn lát khô.
Trong đó, nước ta xuất khẩu được 2,49 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá đạt 1,18 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với năm trước đó. Mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc và Malaysia.
Mặt hàng sắn lát khô cũng giúp Việt Nam thu về 223,42 triệu USD khi xuất khẩu gần 773 nghìn tấn sản phẩm, giảm 10% về lượng và giảm 0,3% về trị giá so với năm 2021. Ba thị trường mua sắn lát khô nhiều nhất của nước ta là Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia.
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất, chiếm gần 95% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, quốc gia này chi tới 1,11 tỷ USD để mua tinh bột sắn của Việt Nam, tăng 22,3% về trị giá so với năm 2021.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ sắn lát khô lớn nhất trong năm 2022, chiếm gần 82% tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước.
Trái với mặt hàng tinh bột sắn, xuất khẩu sắn lát khô sang thị trường Trung Quốc trong năm vừa qua đạt gần 633 nghìn tấn, thu về 174,3 triệu USD, giảm 17,3% về lượng và giảm 9,7% về trị giá so với năm 2021.
![]() |
Thương lái ráo riết gom hàng đưa sang Trung Quốc, giá sầu riêng cao kỷ lục |
Giá sầu riêng tại miền Tây nước ta đang cao kỷ lục lịch sử, thương lái ráo riết gom hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tại thị trường lớn nhất thế giới này, Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh mới.
Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’
Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
