Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Giá vàng SJC lập đỉnh mới, tăng trần vé bay nội địa
Giá vàng SJC tăng phi mã, lập đỉnh mới
Tuần qua, giá vàng SJC trong nước bật tăng mạnh mẽ, thiết lập đỉnh mới. Có thời điểm, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 81 triệu đồng/lượng.
Chẳng hạn thời điểm 12h ngày 2/3/2024, giá vàng SJC tại đơn vị này tăng 700.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 1.180.00 đồng ở chiều bán ra. Mức tăng này đã kéo giãn mức chênh lệch mua bán vàng của đơn vị này lên mức 2,5 triệu đồng/lượng khiến người mua đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.
Tương tự, tại Bảo Tín Minh Châu, thời điểm 12h ngày 2/3/2024 giá vàng SJC cũng được điều chỉnh tăng mạnh. Cụ thể, đơn vị này đang niêm yết giá vàng SJC ở mức 78,6 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra ở mức 80,9 triệu đồng/lượng. So với rạng ráng cùng ngày, giá vàng SJC tại đây được điều chỉnh tăng 500.000 ở chiều mua vào và tăng 1.150.000 đồng ở chiều bán ra.
![]() |
Giá vàng tăng sốc, lập đỉnh cao kỷ lục đầu tiên trong năm 2024. Ảnh: Cấn Dũng |
Thu ngân sách nhà nước 2 tháng đạt 24,3% dự toán
Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 361.672 tỷ đồng, đạt 24,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 112,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Tổng cục Thuế có 53/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ năm 2023, 10/63 địa phương có tổng thu thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023; 37/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt khá (trên 20%); còn 26/63 địa phương có tiến độ thu đạt thấp (dưới 20%).
Tính đến cuối tháng 2, cơ quan thuế đã ban hành 3.017 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế hoàn là 21.687 tỷ đồng bằng 12,7% so với dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024.
Tăng giá trần vé máy bay khoảng 5%
Từ ngày 1/3, Thông tư 34 của Bộ Giao thông Vận tải bổ sung một số điều của Thông tư 17 tăng giá trần vé máy bay chính thức có hiệu lực. Theo đó, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác. Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Việc điều chỉnh cho phép tăng giá trần khoảng 5% được xem là lần điều chỉnh đầu tiên sau 10 năm kể từ năm 2015 đến nay. Trong khi đó, rất nhiều chi phí đầu vào của ngành Hàng không đã tăng trong nhiều năm qua, đặc biệt giá nhiên liệu và tỷ giá.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới trong 2 tháng
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư đối với các dự án hiện hữu. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 25 triệu USD, bằng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 8 ngành; trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 39,4% vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 21,5% vốn; xây dựng chiếm 20% vốn.
Trong 2 tháng có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là: Hoa Kỳ chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư; New Zealand chiếm 23,5%; Cộng hoà Liên bang Đức chiếm 21,5%; tiếp đến là Lào, Trung Quốc…
Chuyển giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 cho EVN
Ngày 1/3, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra lễ chuyển giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 cho Tập đoàn đoàn Điện lực Việt Nam.
Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3 với quy mô công suất 715 MW tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp, sử dụng nguồn khí trong nước và do 3 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện gồm: Sembcorp Utilities Pte. Ltd., Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation.
Dự án bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 1/3/2004 và sau khi kết thúc thời hạn 20 năm vận hành an toàn, ổn định, vào lúc 00h00 ngày 1/3/2024, Nhà máy đã được chuyển giao cho Tập đoàn đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục khai thác và vận hành.
Sau khi tiếp nhận, chuyển giao nhà máy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác, vận hành và dự kiến hàng năm nhà máy sẽ đóng góp khoảng 4,6 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích của người dân trong thời gian tới.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3
Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
