Thường xuyên ăn măng tươi có tác dụng gì?
Tràng lợn trộn măng tươi Những loại thực phẩm bổ sung canxi lành mạnh nhất cho cơ thể Đường phèn được làm từ gì? Ăn đường phèn có tốt không? |
Măng là một trong những thực phẩm phổ biến và được nhiều sử dụng trong nhiều món ăn Việt. Có nhiều loại măng như: măng trúc, măng tre, măng tây, măng vầu, măng nứa... Tuy nhiên liệu bạn đã biết ăn măng có tác dụng gì, các lưu ý cần biết trước khi ăn măng?
Măng tươi là thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Ảnh minh họa |
Ăn măng tươi có tác dụng gì?
Măng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể giúp ngăn ngừa, điều trị một số bệnh lý nhất định. Những tác dụng ít biết của măng có thể kể đến:
Ăn măng giúp giảm cân - Tốt cho người ăn kiêng: Măng tre là loại thực phẩm rất phù hợp cho những người đang có nhu cầu giảm cân. Măng giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói, chứa lượng đường và calo không đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ lệ carbohydrate (carbs) thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác khiến măng trở thành thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.
Ăn măng giúp kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch: Trong măng tre có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen, kali tốt cho sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, măng còn chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hoạt động đường ruột hiệu quả. Quá trình đào thải cholesterol dư thừa còn giúp thanh lọc động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ăn măng giúp để tăng cường hệ miễn dịch - chống ung thư: Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như: A,C,E,B trong măng giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra măng tre cũng giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, chứa phytosterol tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
Chống viêm, kháng khuẩn nhờ ăn măng: Theo nhiều chuyên gia y tế, măng cũng thể hiện đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp giảm đau, viêm cũng như chữa lành các vết loét.
Mặt khác măng tre cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus. Điều này giúp cho măng trở thành một phương thuốc tuyệt vời để hỗ trợ điều trị các bệnh do vi khuẩn, virus.
Măng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ảnh minh họa |
Những lưu ý cần biết trước khi ăn măng
Bên cạnh những lợi ích cụ thể khi kết hợp măng vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày thì bạn cũng cần biết một số điều sau đây:
Đối tượng cần thận trọng ăn măng
- Người bị đau dạ dày: Bệnh dạ dày có xu hướng chuyển thành mãn tính và tái đi tái lại, ít người kiên trì dứt hết hẳn. Người bị đau dạ dày cần chú ý trong chế độ ăn uống, ngay cả khi đã chữa trị và dạ dày đã tốt trở lại, để hạn chế tái phát. Do trong măng chứa lượng axit cyanhydric cao (khoảng 230mg/1kg măng) là chất độc hại cho dạ dày nên những người bị mắc bệnh dạ dày không nên ăn măng.
- Phụ nữ mang thai: Bên cạnh những chất dinh dưỡng, khoáng chất thì trong măng cũng có một số độc tố nhất định. Trong đó nguy hiểm nhất là glucozit có khả năng sinh ra axit xyanhydric gây nôn. Nếu thai phụ dùng măng có thể gây ra tình trạng ngộ độc ở nhiều mức độ: nôn, đau bụng, đau đầu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận thai phụ ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo người mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
- Người bị bệnh thận: Bệnh lý thận thường là do vi khuẩn Streptocoques gây ra hoặc mắc các bệnh khiến các mạch máu làm tổn hại đến thận như: cao huyết áp, đái tháo đường. Đối với những người mắc bệnh thận thì chế độ ăn uống cần được lưu ý đặc biệt. Các loại măng tây, măng tre đều giàu canxi không có lợi cho người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận.
- Người mắc bệnh gout: Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Măng tre, măng trúc, hay măng tây đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, do vậy bệnh nhân gout cần tránh ăn các loại thực phẩm này.
Cách ăn măng an toàn
Để ăn măng an toàn, cách chế biến cũng góp phần làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thụ các giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này tốt hơn. Dưới đây là các lưu ý cần biết khi chế biến măng:
- Nên rửa măng nhiều lần với nước, luộc măng kỹ để giảm lượng độc tố cyanide, tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric và tránh gây hại cho dạ dày.
- Không ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên. Thành phần chất xơ trong măng tuy tốt nhưng nếu ăn nhiều và liên tục có thể tăng nguy cơ bít tắc ruột.
- Không nên ăn măng ngâm giấm hay ăn măng xổi. Măng ngâm giấm tuy kích thích vị giác khiến hương vị ngon miệng, dễ ăn hơn. Tuy nhiên cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra nếu ngâm giấm nhưng măng chưa chua, chưa vàng thì tính độc hại càng nghiêm trọng hơn.
- Với măng khô cần đổ ngập nước ấm, hoặc dùng nước gạo ngâm nhiều ngày. Luộc măng bỏ nước vài lần, mỗi lần 10 – 20 phút và luộc ít nhất 2 lần, luộc nhiều càng sạch độc tố, ăn măng mềm ngon hơn. Việc luộc măng giúp bay hơi độc tố, sạch cả hóa chất bảo quản măng khô (có thể cho ớt bỏ hạt, hoặc rau ngót để luộc măng giúp khử độc nhanh hơn). Khi măng không còn vị đắng, nước trong hãy chế biến món ăn.
Măng chứa nhiều dưỡng chất và nếu biết chế biến đúng cách, sử dụng cho đúng đối tượng thì thực phẩm này sẽ rất có ích cho sức khỏe tổng thể của bạn.