Đường phèn được làm từ gì? Ăn đường phèn có tốt không?
Nên ăn thực phẩm gì để phòng bệnh tiểu đường? Tác dụng tuyệt vời của nha đam trong chăm sóc sắc đẹp Những loại thực phẩm bổ sung canxi lành mạnh nhất cho cơ thể |
Không phải ai cũng biết đến công dụng của đường phèn đối với sức khỏe cũng như cách sử dụng đường phèn đúng cách và hiệu quả. Với những thông tin tham khảo dưới đây bạn sẽ biết “Đường phèn được làm từ gì?” và “Ăn đường phèn có tốt không?” nhé.
Đường phèn có tính mát, vị ngọt. Ảnh minh họa |
Đường phèn được làm từ gì?
Nguyên liệu chính tạo ra đường phèn là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt... Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng góp phần trong quá trình phân giải thành đường fructose và glucose.
Đường phèn thường được sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện và được coi là tốt cho sức khỏe, ít đường hơn so với đường trắng.
Bản chất đường phèn trông giống như một tinh thể đường lớn và có kết cấu cứng. Loại đường đá này thường có hai màu, trắng trong và màu caramel (vàng nhạt hoặc nâu sẫm). Chúng được đóng gói và bán dưới dạng đường kết tinh hoặc đá hình vuông. Loại đường này chứa ít calo hơn so với đường trắng tinh luyện.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn
1 thìa cà phê (4 gam) đường phèn chứa: Lượng calo: 25g; Chất đạm: 0 gram; Chất béo: 0 gram; Carbohydrate: 6,5 gam; Chất xơ: 0 gram; Đường: 6,5 gam.
Đường cung cấp một nguồn năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, nhưng nó lại không cung cấp bất kỳ lượng vitamin hoặc khoáng chất đáng kể nào.
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Sử dụng đường phèn để nấu các món chè, món bánh hay chưng yến có vị thanh mát, vừa giúp giải nhiệt cho những ngày hè oi nóng lại được đánh giá là tốt cho sức khỏe người dùng hơn đường kính rất nhiều.
Nói đến đường phèn là chúng ta nghĩ ngay tới các bài thuốc trị ho và trị viêm họng dân gian có sử dụng đường phèn cùng cánh hoa hồng bạch hay vỏ quất, quả chanh đào... Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn như:
- Chưng cách thủy cùng cánh hoa cúc giúp giảm huyết áp
- Bài thuốc trị ho dai dẳng cho người bị lao phổi: Chưng cách thủy đường phèn cùng hoa điệp phơi sương. Uống vào lúc sáng sớm.
- Trị ho do thời tiết: Chưng cánh hoa hồng bạch cùng 1 chút đường phèn
- Ho khan: Dùng đường phèn nấu kèm vỏ quýt uống trong vài ngày.
- Trị cảm mạo do thời tiết: Pha đường phèn với nước sôi cùng gừng tươi đập dập, uống lúc nước còn ấm.
- Nấu đặc bầu với đường phèn, gạn bỏ sạch bã chỉ lấy nước uống giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
- Bồi bổ khí huyết cho người mới ốm dậy: Nấu đường phèn cùng nhân sâm, gạo nếp, hạt sen thành món cháo vô cùng bổ dưỡng.
Ăn đường phèn có tốt không?
Ăn đường phèn đúng cách với hàm lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Quá trình kết tinh và tái kết tinh của đường phèn giúp nó dễ tiêu hóa và để lại tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
Đường phèn là một trong những nguyên liệu phổ biến mà chúng ta nghiền sau một bữa ăn hảo hạng cùng với thì là để thúc đẩy tiêu hóa. Đường phèn cũng được sử dụng như một chất làm thơm miệng tuyệt vời. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ việc ăn đường phèn.
Đường phèn được sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng. Ảnh minh họa |
- Điều trị cảm lạnh và ho thông thường: Ho, cảm lạnh và đau họng là những vấn đề thường gặp, đặc biệt là vào mùa đông. Đường phèn là một thành phần kỳ diệu với đặc tính chữa bệnh có thể làm giảm những tình trạng này nhanh chóng.
- Ăn đường phèn giúp thúc đẩy tiêu hóa; Đường phèn là một loại kẹo phù hợp, bạn có thể dùng sau một bữa ăn cầu kỳ để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nó khởi động quá trình tiêu hóa ngay lập tức và được dùng như một món tráng miệng sau bữa ăn.
- Tăng cường năng lượng; Ăn đường phèn là một nguồn năng lượng tức thì, giúp làm mới tâm trạng buồn tẻ của bạn và tăng cường năng lượng trong thời kỳ thay đổi tâm trạng sau mãn kinh. Uống một ly sữa ấm với đường phèn vào ban đêm là cách để cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, đường phèn còn giúp chúng ta duy trì mức năng lượng cao giữ cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh.
- Nước giải khát: Đường phèn thường được sử dụng như một thức uống giải khát trong mùa hè. Nó có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể và giảm bớt căng thẳng. Nó là một nguồn năng lượng tức thì và có khả năng cân bằng cơ thể và thư giãn các giác quan. Thức uống giải khát này được pha chế bằng cách trộn một thìa bột đường phèn vào một cốc nước.
Những nguy cơ đến từ đường phèn
Theo các chuyên gia, lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày cần được điều chỉnh cẩn thận.
Trên thực tế, các hướng dẫn về chế độ ăn uống của USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) khuyến nghị rằng không quá 10% tổng lượng calo hàng ngày của bạn đến từ đường bổ sung. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị ít hơn sáu muỗng cà phê đường mỗi ngày đối với phụ nữ và chín muỗng cà phê mỗi ngày đối với nam giới.
- Nguy cơ béo phì: Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều đường góp phần làm tăng cân, cuối cùng có thể dẫn đến béo phì. Béo phì có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, huyết áp cao...
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Cân nặng quá mức và chế độ ăn nhiều carbohydrate đều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh tim mạch: Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều đường và tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch chuyển hóa. Kết quả của một nghiên cứu dài hạn cho thấy những người tiêu thụ 17-21% lượng calo hàng ngày dưới dạng đường bổ sung có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38%.
Lợi ích cũng nhiều nhưng nguy cơ tiềm ẩn cũng không ít. Bởi vậy, bạn cũng đừng vì quá yêu thích vị ngọt thanh của đường phèn mà lạm dụng chúng trong mọi món bánh, món chè hay món ăn nào. Không nên ăn quá nhiều đường - đó luôn là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Và mặc dù đường phèn rất tốt nhưng bạn cũng không nên ăn chúng quá nhiều. |