Thực thi EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng chuyển đổi xanh?
Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững Du lịch Quảng Ninh tích cực chuyển đổi "xanh," phục hồi mạnh mẽ |
Phát triển bền vững trong EVFTA đề cập đến môi trường và lao động
Sau 3 năm triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ thực tế quá trình thực thi, những lợi thế và kết quả đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Điều này, buộc doanh nghiệp Việt phải thích ứng với những thách thức mới để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.
Thông tin về vấn đề này, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Ngay trong Hiệp định EVFTA có một chương riêng về phát triển bền vững. Phát triển bền vững trong EVFTA đề cập đến hai lĩnh vực là về môi trường và lao động.
Theo ông Ngô Chung Khanh, về môi trường, trong EVFTA đề cập đến bốn khía cạnh chính là biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học; quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản; quản lý phát triển, bảo tồn các sinh vật biển và nuôi trồng thủy sản. "Những yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tuân thủ trong quá trình lựa chọn nguyên liệu nhằm đảm bảo được quy trình sản xuất xanh hoá, thân thiện môi trường, hạn chế tối đa sử dụng các nguồn nguyên liệu gây hại môi trường" - ông Ngô Chung Khanh thông tin.
![]() |
Sản xuất xanh là hướng đi bắt buộc đối với doanh nghiệp dệt may Ảnh: Cấn Dũng |
Ông Khanh cũng chỉ ra, trong quá trình sản xuất, nhất là khi nhập khẩu gỗ phải có một nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp khi đó sản phẩm mới được công nhận tại thị trường EU. Hay trong nuôi trồng thủy sản cũng cần phải đảm bảo được các thủ tục, các tiêu chuẩn đảm bảo được chứng nhận sang thị trường EU, tuyệt đối không tham gia hay mua bán các sản phẩm có nguồn gốc từ đánh bắt cá trái phép, sử dụng các nguồn, công cụ gây thiệt hại cho đến nguồn sinh vật biển.
Không chỉ là các yêu cầu trong EVFTA, ông Khanh cũng chỉ ra, chính EU cũng đưa ra những quy định riêng đối với vấn đề về môi trường và lao động. Chẳng hạn, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) hay quy định liên quan đến chống phá rừng, luật thẩm định chuỗi cung ứng… những quy định này tác động trực tiếp đến các nhà nhập khẩu, các chủ thể của EU.
Đồng thời, ông Khanh lưu ý: “Hiện nay xu hướng người tiêu dùng EU càng ngày càng quan tâm đến cách sản phẩm được làm, chúng có ảnh hưởng đến môi trường hay không, có bền vững không và kể cả việc đối xử người lao động như thế nào… đây là những điểm mà chúng ta cần chú ý”.
Đồng tình với ý kiến của ông Khanh, bà Nguyễn Hồng Loan - chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM cho hay, EU vốn là thị trường có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường rất cao. Các quy định của EU đối với các sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường đã được quy định từ rất sớm (năm 1987).
Tuy nhiên, theo bà Loan, gần đây các quy định này được quy định chặt chẽ hơn, tăng tốc hơn, bắt đầu từ việc EU phê duyệt Thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu rất tham vọng đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
"Cùng với quy định này họ đưa ra các đề xuất khác nhau, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực để đảm bảo đạt được mục tiêu này và bao trùm tất cả các lĩnh vực từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, hàng không" - bà Nguyễn Hồng Loan cho hay.
Doanh nghiệp Việt dần thích ứng
Trên thực tế hiện nay nhiều ngành của Việt Nam đã, đang thực hiện xanh hoá và nhiều quy định của EU đã đang được thực hiện. Khảo sát nhanh cho thấy, gần 70% doanh nghiệp Việt Nam đã biết về “chương trình từ nông trại đến bàn ăn” của EU trong chiến lược xanh áp dụng đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm, gần 80% doanh nghiệp có liên quan biết đến luật chống phá rừng của EU, gần 60% doanh nghiệp may biết đến Chiến lược dệt may của EU… Điều này cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu biết đến.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho biết: Hiện nay, vẫn chưa có thông tin đầy đủ về việc các doanh nghiệp Việt Nam đang thích ứng hay đang sẵn sàng ở mức độ nào đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh hay yêu cầu về bền vững của EU.
"Nhưng chắc chắn những tiêu chuẩn xanh hay bền vững của EU bao trùm gần như tất cả những sản phẩm được xem là thế mạnh của chúng ta khi xuất khẩu vào thị trường EU như nông thủy sản, đồ gỗ, những mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng như dệt may, da giày… Những mặt hàng này đều là một trong những đối tượng được xem là trọng tâm trong việc chuyển đổi xanh của phía EU. Cho nên chắc chắn là số lượng, phạm vi các doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các quy định trên là rất lớn" - bà Trang khẳng định.
Theo bà Trang, các quy định này là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Dù vậy, bà Trang vẫn lạc quan cho rằng bức tranh hoàn toàn không phải màu xám xịt mà cũng có những khoảng sáng để dần thích ứng.
"Trước hết, chuyển đổi xanh của EU là một quá trình, được thực hiện theo lộ trình từng bước và có thời gian để các doanh nghiệp của EU, doanh nghiệp đối tác của EU, nhà cung cấp có thể thích ứng từ từ. Đây chính là cơ sở để đi từ “biết đến hành động” và có sự chuẩn bị" - Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho hay.
Tin mới cập nhật

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?
Tin khác

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Việt Nam và EU có cam kết gì về thuế quan đối với rau quả trong Hiệp định EVFTA?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
