Thị trường năng lượng “đỏ lửa” bởi lo ngại nhu cầu
Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam: “Trứng vàng” ngàn tỷ cho nhà đầu tư Thị trường năng lượng Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư FTA thế hệ mới: "Đòn bẩy" cho thị trường năng lượng tái tạo |
Giá dầu WTI đánh mất 4,15% giá trị xuống còn 77,17 USD/thùng, thiết lập chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp. Dầu Brent rơi xuống dưới mốc 82 USD/thùng, giảm 4,08% so với tuần trước. Hiện tại, giá dầu đã về mức thấp nhất trong hơn 3 tháng qua.
Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung giảm bớt, trong khi nhu cầu có chiều hướng đi xuống đã tạo ra áp lực cho giá dầu.
Báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 11 của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) đã điều chỉnh dự báo cung cầu dầu thô quý IV năm nay, từ thâm hụt sang thặng dư 200.000 thùng/ngày. Trong đó, nguồn cung quý IV được điều chỉnh tăng mạnh 0,5% so với báo cáo trước, chủ yếu do mức tăng sản lượng từ các quốc gia ngoài Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhu cầu chỉ được điều chỉnh tăng thêm 0,2%.
EIA dự báo giá dầu Brent giao ngay đạt trung bình 83,99 USD/thùng vào năm 2023, giảm nhẹ so với ước tính tháng 10 là 84,09 USD/thùng. Dự báo giá dầu Brent giao ngay trong năm 2024 cũng được điều chỉnh giảm xuống 93,24 USD/thùng, từ mức 94,91 USD/thùng.
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng phục hồi chậm hơn kỳ vọng, làm gia tăng sức ép bán trên thị trường dầu trong tuần qua. Cục Thống kê Trung Quốc cho biết tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước này trong tháng 10 giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều hơn mức giảm 3,3% theo dự báo của thị trường.
Mỹ, châu Âu vốn là các thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn của Trung Quốc. Dữ liệu thương mại kém sắc đồng thời cũng cảnh báo về tình hình tăng trưởng tại các khu vực, nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, biên lợi nhuận lọc dầu yếu, dự trữ dầu và nhiên liệu tăng cao, cùng với việc tăng trưởng du lịch hàng không chậm hơn dự kiến đã phản ánh tình hình tiêu thụ dầu kém sắc hơn tại Trung Quốc. Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy lần đầu tiên sau 9 tháng qua, biên lợi nhuận tại các nhà máy lọc dầu độc lập Trung Quốc đã rơi xuống mức âm. Hơn nữa, tình trạng giảm phát cả giá tiêu dùng và giá sản xuất, cũng biểu thị cho mức độ phục hồi yếu. Các thông tin này đã đồng loạt đẩy giá dầu xuống đáy hơn 3 tháng.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác, giá khí tự nhiên lao dốc 13,7% xuống 3,03 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. LSEG cho biết sản lượng khí đốt trung bình 48 bang của Mỹ tăng lên mức 103,6 tỷ feet khối/ngày trong tháng 10, từ 102,6 tỷ feet khối/ngày trong tháng 9 và mức cao kỷ lục 103,1 tỷ feet khối/ngày hồi tháng 7.
LSEG dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ sẽ giảm 0,7 tỷ feet khối/ngày trong tuần này bởi thời tiết ôn hoà hơn. Sản lượng gia tăng và nhu cầu suy giảm đã thúc đẩy lực bán khí tự nhiên trong tuần qua.