Thị trường M&A đại học ‘nóng’ với nhiều thương vụ lớn

Thị trường M&A đại học đang “nóng” chưa từng có khi loạt tập đoàn lớn đồng loạt thâu tóm trường học, biến giáo dục thành tài sản chiến lược dài hạn.
Thị trường M&A: Cơ hội cho những nhà đầu tư sẵn tiềnHoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tếSôi động thị trường mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực giáo dục

Những thương vụ nghìn tỷ

Không còn là những thương vụ âm thầm, thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực giáo dục đang bước vào giai đoạn sôi động với quy mô nghìn tỷ và những cái tên đình đám. Từ công nghệ, bất động sản cho đến công nghiệp nặng, các “ông lớn” đang xếp hàng để bước chân vào cuộc chơi sở hữu trường đại học, nơi trước kia vốn được coi là không gian thuần túy của học thuật và lý tưởng.

Mới đây nhất, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) gây bất ngờ khi chính thức đưa Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh (DHV) vào danh sách công ty con. Với khoản góp thêm 110 tỷ đồng để nắm 51,79% vốn điều lệ, một trong những tập đoàn bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam đã chính thức hiện diện trong lĩnh vực giáo dục.

Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh hiện là công ty con Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC). Ảnh: DHV

Không phải ngẫu nhiên mà thương vụ này được xem là một bước ngoặt. Trong mắt giới phân tích, đây là chỉ dấu cho thấy dòng vốn đầu tư tư nhân đang dịch chuyển mạnh mẽ vào lĩnh vực đào tạo bậc cao không chỉ vì tiềm năng phát triển con người mà còn bởi những giá trị tài sản và hệ sinh thái đi kèm. Với doanh thu quý I/2025 đạt hơn 1.344 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 400 tỷ đồng, KBC rõ ràng không phải “tay mơ” trong cuộc chơi tính toán này.

Theo phân tích từ các công ty chứng khoán, đầu tư vào giáo dục giúp doanh nghiệp cùng lúc tận dụng ba yếu tố: nguồn nhân lực, tài sản bất động sản và sự tích hợp hệ sinh thái. Các trường đại học, một khi được thâu tóm, sẽ trở thành “vệ tinh đào tạo”, nơi doanh nghiệp định hình, dẫn dắt và kiểm soát quy trình chuẩn bị nguồn lao động theo đúng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Điều này vừa giúp giảm chi phí nhân sự dài hạn, vừa đảm bảo chất lượng tuyển dụng.

Không dừng lại ở đó, đi kèm với mỗi thương vụ là những quỹ đất giá trị, thường nằm ở các vị trí đắc địa trong nội đô hoặc ven đô thị lớn. Với các tập đoàn có thế mạnh bất động sản, đây là “món hời kép”. Những trường đại học được các Tập đoàn đầu tư có thể sẽ trở thành hạt nhân cho các khu phức hợp giáo dục, đô thị, thương mại như mô hình đã thấy tại: Vinschool, Đại học FPT Hòa Lạc hay Đại học Quốc tế Miền Đông của Becamex IDC.

Xa hơn, việc sở hữu các cơ sở đào tạo tạo ra “sự tích hợp mềm”, tức khả năng thâm nhập sâu vào hệ giá trị của người học, từ văn hóa đến hành vi tiêu dùng, từ tư duy gắn bó với thương hiệu đến lựa chọn việc làm tương lai. Một khi đã là cựu sinh viên của trường, nơi thuộc sở hữu của một doanh nghiệp, khả năng “trung thành” với hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ấy càng cao.

Đại học là chiến lược, không phải cơ hội

Không đợi đến KBC, làn sóng đầu tư giáo dục tư nhân đã âm ỉ trong vài năm trở lại đây. Nguyễn Hoàng Group là một trong những người chơi tiên phong, với chuỗi thương vụ đình đám mua lại Đại học Hoa Sen, Đại học Gia Định và Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Hay Tập đoàn FPT từ lâu đã xác lập vị trí bằng hệ sinh thái đào tạo, công nghệ, với Trường Đại học FPT là “cứ điểm” chính. Còn Vingroup lập VinUni, trực tiếp cạnh tranh ở phân khúc công nghệ cao và quốc tế hóa.

Trường Đại học FPT. Ảnh: FPT

Trong khi đó, Tập đoàn Thành Thành Công kiểm soát Đại học Yersin Đà Lạt và hệ thống phổ thông iSchool. Và Gelex, cái tên gắn liền với công nghiệp, hiện nắm cổ phần chi phối tại Đại học Thăng Long. Hùng Hậu Holdings thì từng bước gom lại một hệ thống từ Đại học Văn Hiến, Cao đẳng Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Hạnh đến Vạn Tường, từng bước xây dựng một “vương quốc giáo dục” tư nhân với cấu trúc phân tầng bài bản.

Theo đánh giá của PGS.TS. Nguyễn Đức Lộc (Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội), đầu tư giáo dục không chỉ là bài toán kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn. “Đây là cách doanh nghiệp chủ động kiểm soát đầu vào lao động, nâng cao thương hiệu và khai thác giá trị tài sản gắn liền”, ông Lộc nhận định.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng giáo dục không phải là một ngành sinh lời tức thì. “Muốn thấy thành quả, cần tối thiểu 5 - 10 năm đầu tư bền bỉ”, ông nói.

Đặc biệt, không phải cứ có tiền là có thể làm giáo dục. Lĩnh vực này đòi hỏi chuẩn mực học thuật, tính ổn định trong tổ chức và năng lực quản trị mềm,… những yếu tố vốn xa lạ với tư duy “mua, bán, sinh lời” thông thường. Bằng chứng là một số thương vụ đầu tư đã lâm vào thất bại. Tập đoàn EQuest, từng được kỳ vọng khi mua lại Trường Đại học Việt Mỹ, đã gặp không ít trục trặc trong tái cấu trúc. Một số đại học ngoài công lập sau M&A rơi vào cảnh mất kiểm soát học thuật, xung đột nội bộ, tụt giảm tuyển sinh…

Những bài học ấy buộc thị trường phải tỉnh táo hơn. Không ai phủ nhận vai trò tích cực của tư nhân trong cải cách giáo dục đại học nhưng không có nghĩa là buông lỏng. Các chuyên gia cho rằng để làn sóng đầu tư này không trở thành “phong trào ngắn hạn” hay “thao túng học thuật”, rất cần những hành lang pháp lý rõ ràng.

Theo đó, việc trước tiên là việc tách bạch giữa quản trị học thuật và tài chính, đảm bảo hội đồng học thuật được vận hành độc lập, tránh bị áp đặt bởi mục tiêu lợi nhuận. Tiếp đó là cơ chế giám sát các cam kết đầu tư dài hạn, doanh nghiệp cần xác định rằng đây là khoản đầu tư chiến lược, không phải “tài sản quay vòng vốn”. Cuối cùng, mô hình đào tạo phải gắn với nhu cầu lao động thực tiễn, tránh tình trạng sinh viên ra trường không đáp ứng được thị trường, còn trường học thì trở thành “tháp ngà” lỗi thời.

Sự sôi động của thị trường M&A đại học là dấu hiệu cho thấy giáo dục đang trở thành một “mặt trận đầu tư” mới của khu vực tư nhân. Nhưng cũng như mọi thị trường mới nổi khác, phía sau cơ hội luôn là thách thức. “Khi trường học trở thành tài sản, đó có thể là bước đi chiến lược, hoặc cũng có thể là canh bạc dài hơi. Thành hay bại, không nằm ở số vốn đầu tư, mà ở tầm nhìn và cách đối xử với tri thức như một giá trị thực sự cần được vun trồng lâu dài”, vị chuyên gia khẳng định.

Ông Đinh Thế Anh, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng bộ phận Tư vấn Mua bán & Sáp nhập doanh nghiệp của KPMG Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn còn thận trọng quan sát, thị trường M&A Việt Nam trong năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi, với hai ngành giàu triển vọng là công nghệ thông tin và giáo dục, bên cạnh lĩnh vực truyền thống là bất động sản.
Ngân Thương
Bình luận

Đọc nhiều

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Group và VinFast, mẫu xe điện cỡ nhỏ VinFast VF 5 tiếp tục dẫn đầu thị trường trong tháng 5.
 Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Thị trường chứng khoán khởi sắc với VN-Index tăng hơn 30 điểm trong tuần. Nếu trụ vững trên mốc 1.350, chỉ số này có thể mở rộng đà tăng ngắn hạn.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Tháng 5/2025, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 19.042 chiếc, với giá trị hơn 426 triệu USD, tăng tới 59,1% so với cùng kỳ.
Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thanh Hóa xác định Seongnam là đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư, bởi địa phương này là đô thị phát triển năng động, trung tâm công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán khởi sắc giúp hiệu suất quỹ cổ phiếu tháng 5/2025 đạt +7,4%, cao nhất trong vòng 12 tháng, dù dòng tiền vẫn rút ròng.
Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, có những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.
Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử lý 249 vụ vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm ước trị giá gần 1,26 tỷ đồng.
Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Nghị quyết 18 không chỉ là cải cách bộ máy mà là lời hiệu triệu thay đổi toàn diện báo chí với tích hợp số, nhân sự công nghệ và tư duy nền tảng mới.
Thị trường xe máy Việt phục hồi,  xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt phục hồi, xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt khởi sắc nửa đầu năm 2025, đạt 1,32 triệu xe, tăng 20,2%, với xe điện tăng vọt nhờ VinFast, tín hiệu tích cực cho chuyển đổi xanh.
Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Dự báo, quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam sẽ đạt 120-130 tỷ USD vào năm 2040. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đang giữ “cơ hội vàng” phát triển AI.