Sôi động thị trường mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực giáo dục

Nhiều thương vụ mua bán- sáp nhập (M&A) giữa các trường tư diễn ra trong thời gian qua cho thấy, đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam đang là một thị trường sôi động.

“Cuộc đua” đầu tư vào giáo dục

Tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục trên thế giới, sự mất giá của nhiều đồng tiền so với USD đã khiến các nhà đầu tư có phần thận trọng hơn, kéo thị trường mua bán - sáp nhập toàn cầu giảm mạnh về thương vụ và giá trị.

Sôi động thị trường mua bán - sát nhập trong lĩnh vực giáo dục
Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tập đoàn Giáo dục Khôi Nguyên chính thức trở thành đối tác chiến lược

Tuy nhiên, tại Việt Nam, kết quả mua bán sáp nhập vẫn diễn ra tích cực, các doanh nghiệp đang có nhiều điều kiện và lựa chọn hơn trong việc mở rộng các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam. Đặc biệt, những năm gần đây, trước tiềm năng bùng nổ của giáo dục quốc tế tại Việt Nam, luồng vốn đầu tư lớn đã ồ ạt rót vào các trường tư nhân.

Mới đây nhất, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tập đoàn Giáo dục Khôi Nguyên (KNE) đã công bố ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Theo đó, EQuest sẽ trở thành cổ đông chủ chốt và tham gia vào hội đồng quản trị của KNE.

Thương vụ "bắt tay" giữa hai tập đoàn giáo dục trên có sự bảo trợ từ KKR - một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với giá trị tài sản đầu tư tính đến 30/9/2022 là 496 tỷ USD. KKR đã đầu tư đến gần 14 tỷ USD vào giáo dục ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (thông qua Tập đoàn EQuest, kể từ tháng 6/2021).

Trước đó, một loạt các thương vụ mua bán - sát nhập đã diễn ra như: Quỹ giáo dục Cognita mua Trường Quốc tế TP.Hồ Chí Minh (International School Hồ Chí Minh City) và Trường tiểu học Saigon Pearl; Quỹ North Anglia mua Trường Quốc tế Anh quốc (British International School); Trung tâm tiếng anh ILA cũng nhận khoản đầu tư lớn từ một quỹ tư nhân của Thụy Điển - EQT Capital Partners; Mekong Capital đầu tư 4,9 triệu USD vào công ty giáo dục YOLA…

Theo Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2020-2021, số lượng cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17% trong hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tính đến hết tháng 6/2022, Việt Nam thu hút 605 dự án trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4,57 tỷ USD, đến từ 33 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, các lĩnh vực công nghệ thu hút được lượng vốn đầu tư lớn tại Việt Nam gồm: fintech (công nghệ tài chính), edtech (công nghệ giáo dục), logistics và tự động hóa kinh doanh. Việt Nam nằm top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng edtech lớn nhất thế giới. Tổng vốn đầu tư vào các startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện khoảng 20,2 triệu USD, đạt mức tăng trưởng khoảng 44,3% trong 2 năm vừa qua.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Việt Nam là quốc gia có số lượng lớn dân số trẻ, có truyền thống hiếu học, cùng với đời sống kinh tế đi lên, người dân sẵn sàng đầu tư chi phí để được học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lượng cao.

Một thống kê cho thấy, mỗi hộ gia đình Việt sẵn sàng chi tiêu đến 35% thu nhập dành cho giáo dục. Con số này cho thấy dư địa ngành giáo dục rất lớn, tuy nhiên doanh nghiệp dường như đang rất khó khăn khi đầu tư vào ngành này.

Cùng với đó, Việt Nam là một quốc gia có nền an ninh, chính trị ổn định, hành lang pháp lý trong lĩnh vực giáo dục cơ bản đầy đủ và thuận lợi và có chính sách visa giữa các nước trong khu vực thông thoáng. Vì vậy, việc đầu tư vào giáo dục của Việt Nam đang được coi là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả.

Cộng hưởng thêm những giá trị mới

Đầu tư cho giáo dục là một trong những việc làm cần thiết, bởi cả những giá trị vô hình (đào tạo những thế hệ tương lai có tri thức tốt) và hữu hình (những lợi nhuận mang đến cho nền kinh tế). Mặc dù có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển, nhưng đầu tư cho giáo dục là việc đầu tư dài hạn, một lĩnh vực đặc thù và rất khó để sinh lời ngay, thậm chí có vốn lớn chưa hẳn có thể thành công, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển con người về thể chất, văn hóa, đạo đức…

Sôi động thị trường mua bán - sát nhập trong lĩnh vực giáo dục
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ cộng thêm những giá trị mới nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho học sinh

Các chuyên gia cho rằng, để việc đầu tư cho giáo dục mang lại kết quả là đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế hiện nay rất cần người đứng đầu tổ chức giáo dục phải có tâm và có tầm. Nói cách khác, để có thể thành công, đầu tư trong giáo dục dù là công lập hay tư nhân, đều phải có sự bền bỉ, đặt lợi ích của học sinh lên trên hết thì mới bền vững được.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, đại diện Tập đoàn Giáo dục Khôi Nguyên (KNE) cho biết, trong thời đại ngày nay, việc hợp tác, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng là xu hướng tất yếu. Với chúng tôi, việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ tập trung nhắm đến mục đích cao nhất là cộng thêm được những giá trị mới nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho học sinh.

Sự hợp tác sẽ hình thành nên một hệ sinh thái mới về giáo dục chất lượng cao mà ở đó, mọi nhu cầu giáo dục đều được quan tâm, mọi chương trình giáo dục đều được tôn trọng và mọi chi phí đều nhắm đến mục tiêu kinh tế nhất cho người học.

TS. Đàm Quang Minh, Chủ tịch khối Phổ thông của Tập đoàn EQuest cho hay, hợp tác nào cũng có những khó khăn, tuy nhiên, sự hợp tác giữa các hệ thống giáo dục đều có điểm chung là phát triển hơn trước. Ví dụ, thông qua hợp tác, Hệ thống giáo dục Alpha School từ chỗ 300 học sinh đã lên đến 1200 học sinh hiện nay; Hệ thống trường liên cấp Newton Grammar School từ 600 học sinh lên 4000 học sinh. Đây đều là những ngôi trường chất lượng hàng đầu tại Hà Nội, có được lòng tin của phụ huynh…

Cũng theo TS. Đàm Quang Minh, việc mua bán - sáp nhập trong các lĩnh vực nói chung và giáo dục nói riêng thường gắn chặt với những thay đổi về đầu tư và quản trị, đặc biệt là mô hình quản lý, chiến lược hoạt động và nhân sự cấp cao.

Những thương vụ này thường có giá trị giao dịch rất lớn, vì vậy, nó sẽ không diễn ra nếu người mua không tin vào khả năng hoàn vốn và có lời của việc đó. Do đó, không có gì lạ khi ta thấy sự thay đổi to lớn của các trường sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, mà dễ thấy nhất là về cơ sở vật chất, sự thay đổi về chiến lược, mô hình quản trị và nhân sự…

Quỳnh Nga

Tin mới cập nhật

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo văn hóa

Sáng 22/10, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE) phối hợp với Nhà xuất bản ESN (Ấn Độ) đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế.
“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

“Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13”- sân chơi lý thú cho học sinh

Sáng 10/9 tại trường THCS Ba Đình, Hà Nội đã phát động cuộc thi Cùng Đức Việt và O’Food trở thành trạng nguyên tuổi 13, một sân chơi bổ ích cho học sinh THCS.
Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Danh sách các trường Đại học ở miền Bắc xét tuyển bổ sung 2024 từ 15 điểm trở lên

Tính đến ngày 28/8, hàng loạt trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung, nhiều trường xét tuyển thêm chỉ ở mức từ 15 điểm trở lên.
Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Thí sinh cần làm gì để chắc chắn đỗ đại học sau khi biết điểm chuẩn 2024?

Tra cứu kết quả trúng tuyển, xác nhận nhập học là những bước quan trọng thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024.
Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả, Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Nghi vấn ông Thích Chân Quang không được cấp bằng tốt nghiệp cấp 3, đại diện Trường Đại học Luật cho biết, sẽ đợi thông tin từ cơ quan chức năng để xử lý.
Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Vụ ông Thích Chân Quang nghi không có bằng cấp 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu hướng xử lý

Liên quan việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số thông tin ban đầu.
Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Xúc động hình ảnh phụ huynh chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Sáng ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh đã bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn đầu tiên - Ngữ văn. Nhiều phụ huynh đã dậy từ sớm để đưa con tới điểm thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006

Sáng nay (ngày 27/6), hơn 993.000 thí sinh trên cả nước đã chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/6.
Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Gần 106.000 học sinh Hà Nội thi vào lớp 10 trong thời tiết mát mẻ

Sáng nay 8/6, gần 106.000 học sinh tại Hà Nội bước vào kỳ thi lớp 10 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Tin khác

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Học sinh lớp 1 "ngồi nhìn lớp ăn liên hoan": Vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm

Từ sự việc học sinh phải ''ngồi nhìn lớp ăn'' cho thấy, vai trò của nhà giáo phải đặt trẻ làm trung tâm, cần đảm bảo quyền lợi và công bằng cho đứa trẻ.
Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Nhà trường tặng vàng trong lễ tốt nghiệp: Dễ hình thành tâm lý sính vật chất cho học sinh

Theo các chuyên gia, việc tặng vàng cho các em sẽ hình thành ý thức vật chất hoá sớm, tạo thói quen coi trọng vàng như tiền tệ và tích trữ ngay từ nhỏ.
"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

"Ươm mầm" hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đại học: Thay đổi từ tư duy đến cách làm

Theo các chuyên gia, hiện định hướng đổi mới sáng tạo tại các trường đại học còn mờ nhạt, do đó, cần quyết liệt thay đổi từ tư duy đến cách làm.
Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Dự thảo Luật Nhà giáo: “Nóng” chuyện chứng chỉ hành nghề

Các quy định liên quan đến chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được quy định tại dự án Luật Nhà giáo thu hút sự quan tâm của công luận.
"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

"Gỡ khó" từ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường đại học

Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là yếu tố "then chốt" tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực.
Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

Phải truy trách nhiệm vụ cấp ‘lậu’ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS

TS. Đặng Văn Cường, giảng viên Đại học Thuỷ Lợi cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị trong vụ gần 150.000 chứng chỉ IELTS và APTIS cấp ‘lậu’.
Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Kỳ thi tuyển sinh THPT: Tư vấn hay ép buộc, ranh giới mong manh?

Từ ngày 26-29/6, học sinh cuối cấp THCS tại các tỉnh thành phố sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập.
Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức lớp học thực tế cho học sinh Việt Nam

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 – 27/5, gần 20 trường New Zealand sẽ tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

New Zealand khởi động chương trình hè đa trải nghiệm dành riêng cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) vừa thông báo một loạt chương trình hè dành riêng cho thanh thiếu niên Việt Nam, từ 12 - 18 tuổi.
Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Những ngôi trường THPT dân lập chất lượng cao, học phí thấp ở Hà Nội

Mùa tuyển sinh nữa lại đến, vậy đâu là những ngôi trường THPT dân lập chất lượng tốt, học phí vừa phải đang được lòng phụ huynh và học sinh nhất tại Hà Nội?
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động