Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Điểm sáng thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2023 Chuyên gia “hiến kế” giúp thị trường bất động sản vượt qua khó khăn

Theo đó, về quan điểm, Nghị quyết nêu rõ: quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm phù hợp tình hình và yêu cầu thực tiễn. Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững.

Một góc đô thị thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Quang Quý)
Một góc đô thị thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Quang Quý)

Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ sinh thái bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch và bất động sản nhà ở đô thị để hài hòa giữa cung và cầu; nhà ở phải có người ở, muốn có người ở thì phải phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản đi đôi với kiểm soát rủi ro; coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng.

Hoàn thiện thế chế, chính sách liên quan phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.

Phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán,… dành cho bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.

Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững.

Huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế bất động sản lớn; có cơ chế, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội. Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường, là động lực để thúc đẩy phát triển.

Về mục tiêu, Nghị quyết nhấn mạnh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó:

Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…; tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp thu nhập của người dân trong đó: đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường; thúc đẩy thị trường bất động sản thông qua chính sách hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án khả thi, hiệu quả; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung-cầu và bảo đảm vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường…

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản bảo đảm đồng bộ, khả thi.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo đó, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua như: về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; về quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; về quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư; về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội...

Khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung phù hợp nhu cầu, khả năng của người có thu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận.

Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung-dài hạn của các địa phương. Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung-dài hạn của các địa phương.

Về nguồn vốn tín dụng, Nghị quyết nêu rõ: điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch…

Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Đối với nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết nhấn mạnh: chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, lành mạnh, bền vững.

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: tập trung xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, tạo sự đồng bộ, thống nhất, ổn định của các quy hoạch; gắn kết phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hệ thống kết cấu hạ tầng với phát triển đô thị và các dự án nhà ở để bảo đảm cân đối cung-cầu.

Các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương cần đẩy mạnh việc rà soát, phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường do vướng mắc pháp lý để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ lơ là, không làm hết trách nhiệm, sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ nhất là trong công tác phê duyệt quy hoạch, thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép, đấu thầu, đấu giá, định giá đất đai, bất động sản; tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản gắn với chính sách nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường đặc biệt là nhu cầu về các loại hình bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nhu cầu về nhà ở theo các phân khúc; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn đối với phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp để thúc đẩy thị trường tự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.

Đồng thời, các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương cần chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản. Đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch các thông tin, bảo đảm hiệu quả, kịp thời, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch, chú trọng tuyên truyền, phổ biến, công bố công khai các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước về tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, tình hình thị trường bất động sản.

Nghị quyết cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan…

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

TP. Hồ Chí Minh lên phương án đấu giá  3.800 căn hộ tái định cư

TP. Hồ Chí Minh lên phương án đấu giá 3.800 căn hộ tái định cư

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục lên phương án đấu giá lại 3.800 căn hộ tái định cư tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó đủ đường

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó đủ đường

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khó khởi sắc trong thời gian tới vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền yếu.
Lấy ý kiến Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) tại TP. Hồ Chí Minh

Lấy ý kiến Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh kiến nghị.
Bất động sản nghỉ dưỡng chờ đón cơ hội phục hồi trong năm 2023

Bất động sản nghỉ dưỡng chờ đón cơ hội phục hồi trong năm 2023

Nhiều quỹ và nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm, tìm kiếm sản phẩm đầu tư phù hợp tại Việt Nam, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chờ đón cơ hội phục hồi.
Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Nhiều địa phương chậm cải thiện việc công khai thông tin đất đai

Nhiều địa phương chậm cải thiện việc công khai thông tin đất đai

Nghiên cứu cho thấy, mới chỉ có 65% tỉnh công khai bảng giá đất, 55,2% huyện công khai kế hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử của chính quyền.
Nhà đầu tư ngoại đánh giá cao thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư ngoại đánh giá cao thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang chứng tỏ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư , bất chấp tình trạng khó khăn mà các nhà đầu tư trong nước đang đối mặt.
Thu nhập của dân đang sụt giảm, kiến nghị không đánh thuế nhà, đất ở thứ 2

Thu nhập của dân đang sụt giảm, kiến nghị không đánh thuế nhà, đất ở thứ 2

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị không tăng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà, đất thứ 2 trở lên.
Doanh nghiệp ngành bất động sản mong chờ giải pháp

Doanh nghiệp ngành bất động sản mong chờ giải pháp

Giới phân tích cho rằng doanh nghiệp bất động sản đang mong chờ giải pháp của Chính phủ để giải quyết các khó khăn gặp phải.
Bộ Xây dựng điều chỉnh Đề án 1 triệu căn nhà xã hội

Bộ Xây dựng điều chỉnh Đề án 1 triệu căn nhà xã hội

Bộ Xây dựng điều chỉnh Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội theo hướng giảm mục tiêu từ 1,4 triệu căn xuống 1 triệu căn, đề xuất huy động 800.000 tỷ đồng thực hiện.
Hà Nội: Nhu cầu vốn cho phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 437.000 tỷ đồng

Hà Nội: Nhu cầu vốn cho phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 437.000 tỷ đồng

Hà Nội dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng.
Điểm sáng với bất động sản công nghiệp

Điểm sáng với bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản công nghiệp dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trong năm nay do những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu, song triển vọng vẫn còn nhiều.
Bố trí thêm 12 tuyến buýt kết nối phục vụ metro Nhổn - ga Hà Nội

Bố trí thêm 12 tuyến buýt kết nối phục vụ metro Nhổn - ga Hà Nội

Để đảm bảo hành khách theo công suất hoạt động của metro Nhổn - ga Hà Nội, phương án đang xây dựng cũng sẽ có thêm 12 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị.
TP. Hồ Chí Minh xây 4 cây cầu lớn gần 20.000 tỉ đồng

TP. Hồ Chí Minh xây 4 cây cầu lớn gần 20.000 tỉ đồng

Tổng mức đầu tư gần 20.000 tỉ đồng được TP. Hồ Chí Minh dự kiến dành xây dựng 4 cây cầu lớn nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông.
Điểm sáng thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2023

Điểm sáng thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2023

Dự báo nhu cầu thuê đất công nghiệp tiếp tục sôi động năm nay trước bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũ dần lấp đầy sẽ tiếp tục khiến giá thuê đi lên.
Xem thêm

Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Một số quốc gia hồi giáo có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam tuy nhiên để xuất khẩu thành công cần có chứng nhận Halal.
Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Với quyết tâm thoát nghèo, hộ gia đình trẻ Sùng A Khày đã áp dụng mô hình nuôi ong lấy mật trên đỉnh Háng Cháng Lừ.
Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phòng, chống hàng giả trên thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của lực lượng quản lý thị trường.
Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đã đến ga Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) ngày hôm nay 16/3.
Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Rất nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã được Thủ tướng giải đáp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023.
Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

BenKon - Startup Việt Nam về công nghệ tiết kiệm năng lượng đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với tống số tiền 500 nghìn đô la Mỹ.
Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Ấn Độ luôn là thị trường khách du lịch tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng đều muốn hướng đến. Tuy nhiên đây cũng là thị trường yêu cầu khắt khe, kỹ tính.
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước đang hết sức khó khăn do giá đầu ra giảm mạnh.
Phiên bản di động