Thành phố Huế: Chương trình trọng điểm phát triển công nghiệp 2025
Xúc tiến du lịch năm 2025 tập trung quảng bá mạnh mẽ năm du lịch Quốc gia – Huế 2025 Thừa Thiên Huế: Đảm bảo hài hoà bảo tồn di sản và phát triển kinh tế Thành phố Huế: Bảo tồn di sản, kêu gọi đầu tư |
Ngày 7/1, UBND thành phố Huế ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm năm 2025 về phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp.
Hoàn thành các dự án trọng điểm
Theo kế hoạch, năm 2025, thành phố Huế tập trung huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông có tính chất kết nối, lan tỏa; các dự án hạ tầng kỹ thuật để phát triển quỹ đất; các dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn gắn với bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Thành phố Huế xứng tầm đô thị trực thuộc Trung ương.
![]() |
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế (huyện Phú Lộc, thành phố Huế) ra mắt xe minibus thương hiệu KimLong X9 và xuất xưởng, bàn giao xe cho đối tác. Ảnh: Ngọc Hiếu |
Cơ cấu lại ngành công nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Theo đó, đối với nhiệm vụ Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Kế hoạch triển khai các giải pháp về: Quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn; Hạ tầng giao thông; Hạ tầng cấp nước và xử lý nước thải; Hạ tầng cấp điện; Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; Hạ tầng thương mại, du lịch; Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu; Hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ phát triển ngành công nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật khác.
Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 9-10%
Về phát triển công nghiệp, phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9 - 10%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt khoảng 53.000-54.000 tỷ đồng, tăng 10,5-11,0% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 1.430 triệu USD, tăng từ 10% so với cùng kỳ; nhập khẩu phấn đấu đạt 1.000 triệu USD, bằng cùng kỳ. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Bia đạt 400 triệu lít; sản xuất ô tô các loại 8.000 chiếc (xe bus trên 16 chỗ: 4.000 chiếc, xe mini bus 10-16 chỗ: 2.600 chiếc, xe tải: 1.400 chiếc); xi măng 2.100 nghìn tấn; sợi các loại 135.000 tấn; quần áo lót 480 triệu sản phẩm; men frit 330.000 tấn; tôm đông lạnh 7.000 tấn, điện sản xuất 1.900-2.000 triệu KWh.
Trong đó, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp đảm bảo ổn định và phát huy tối đa năng lực sản xuất. Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2025.
Đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp, các dự án phát triển hạ tầng công nghiệp, cụm công nghiệp (CCN): Khu công nghiệp (KCN) Gilimex; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây; KCN La Sơn; CCN Bình Thành; CCN Điền Lộc và CCN Điền Lộc 2. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án vào các khu, cụm công nghiệp; trong đó, ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Về Cụm công nghiệp: Tập trung triển khai phương án phát triển CCN tỉnh theo Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 nhằm đầu tư phát triển các CCN trên địa bàn, có quỹ đất để phục vụ di dời các cơ sở sản xuất, thu hút đầu tư vào CCN. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập cụm công nghiệp và các thủ tục có liên quan để sớm đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp…
Năm 2024, thành phố Huế có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,15%; chỉ số công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 10,4%.. |
Tin mới cập nhật

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự
Tin khác

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Quảng Bình: Phấn đấu tháng 9/2025 xoá 100% nhà tạm, dột nát

Sóc Trăng chỉ đạo khẩn về giải ngân vốn đầu tư công

Ngôi làng phụ nữ bắt rắn hổ mang bằng tay ở Vĩnh Phúc

Thành phố Huế: Nhu cầu tuyển lao động dệt may tăng mạnh

TP. Hồ Chí Minh: Tăng tốc tiến độ dự án mừng ngày 30/4

Cần Thơ đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Bình: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm trong tháng một
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Nhận định chứng khoán 26/3: Hạn chế mua đuổi
