Thành phố Huế: Bảo tồn di sản, kêu gọi đầu tư
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, từ ngày 1/1/2025 thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.
Lãnh đạo UBND thành phố Huế cho biết, để giải quyết bài toán cân đối thu chi ngân sách và bảo tồn di sản, thu hút đầu tư dự án lớn trong bối cảnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thành phố đã xây dựng các kế hoạch cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Thành phố Huế xác định vừa bảo tồn di sản, vừa kêu gọi đầu tư nhằm đẩy mạnh định hướng phát triển kinh tế của thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Hoàng Lê |
Xây dựng quy hoạch bền vững
Trao đổi với Báo Công Thương – Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, hiện nay vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. Qua đó, ưu tiên phủ kín quy hoạch phân khu, tiếp tục triển khai đồng bộ quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong kêu gọi, thu hút đầu tư. Trong đó, xác định rõ các khu vực cần bảo tồn di sản và các khu vực có thể phát triển dự án; điều này giúp tránh xung đột giữa bảo tồn và phát triển.
Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, đặc biệt hạ tầng giao thông kết nối, tạo không gian phát triển mới; phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô - Bạch Mã, đặc biệt là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Quần thể di tích Cố đô Huế,...
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính
Theo Chủ tịch thành phố Huế Nguyễn Văn Phương, bên cạnh công tác quy hoạch thì cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế trên nền tảng chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị hàm lượng tri thức, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, nhất là kinh tế biển, du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế tuần hoàn, sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.
![]() |
Lãnh đạo thành phố Huế vui vẻ chụp ảnh với những vị khách quốc tế đầu tiên đến Huế ngày đầu năm mới 2025. Ảnh: Ngọc Hiếu |
“Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực để phát triển nhanh hơn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng được đồng bộ và hiện đại, các chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần đẩy mạnh nguồn thu ngân sách xứng tầm đô thị của quốc gia”, ông Phương nhấn mạnh.
Ưu tiên các dự án bảo tồn, phát triển văn hoá
Đồng thời, thành phố Huế tập trung vào việc thu hút các dự án đầu tư lớn có tính dẫn dắt, đột phá, những lĩnh vực có thể mang lại doanh thu cao mà không làm tổn hại đến di sản; ưu tiên phát triển các dự án lớn, vừa và nhỏ cách xa các khu vực bảo tồn di sản, văn hoá. Các sản phẩm du lịch văn hóa, trải nghiệm truyền thống cũng được ưu tiên phát triển.
Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi mới cho những nhà đầu tư tham gia vào các dự án, đặc biệt là các Dự án bảo tồn và phát triển văn hóa. Điều này không chỉ thu hút đầu tư mà còn đảm bảo cho các dự án được triển khai một cách hợp lý.
Ngoài ra, thành phố Huế tăng cường phát triển các dự án cộng đồng, các dự án nhỏ, do cộng đồng thực hiện, có thể vừa tạo thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn văn hóa; sẽ khuyến khích các mô hình kinh doanh gắn liền với di sản, như làng nghề truyền thống.
Chủ tịch thành phố Huế Nguyễn Văn Phương cho biết thêm, để giải quyết các vấn đề trên, thành phố Huế đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm đảm bảo các kỹ năng và kiến thức để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến bảo tồn và phát triển. Tục tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để được hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho các dự án bảo tồn di sản, từ đó giảm áp lực tài chính cho ngân sách địa phương.
"Thực hiện tốt những kế hoạch này không chỉ giúp cân đối thu chi ngân sách mà còn bảo đảm rằng sự phát triển của thành phố Huế diễn ra một cách bền vững, hài hòa giữa hiện đại và truyền thống”, Chủ tịch thành phố Huế Nguyễn Văn Phương chia sẻ |
Tin mới cập nhật

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội
Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Quảng Bình: Phấn đấu tháng 9/2025 xoá 100% nhà tạm, dột nát
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
