Thanh Hóa 2024: Cú hích mạnh mẽ cho vùng Bắc Trung Bộ
Công nghiệp: Động lực tăng trưởng của Thanh Hóa
Năm 2024 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển đầy khí thế của tỉnh Thanh Hóa, ghi nhận những kết quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Có thể nói, Thanh Hóa đã khẳng định vị thế là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thanh Hóa ước đạt 12,16%, vượt kế hoạch đề ra và đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bắc Giang. Quy mô kinh tế được mở rộng, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc gia, khẳng định vị thế kinh tế vũng.
![]() |
Năm 2024, nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận những thành tích vượt bậc. Ảnh: nsrp.vn |
Các ngành kinh tế trụ cột như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Thanh Hóa đang dần chuyển mình trở thành trung tâm công nghiệp đồng bộ và hiện đại hóa, trong khi duy trì sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 19,25% so với cùng kỳ, cho thấy sự phát triển đồng bộ trong các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn. Ngành công nghiệp không chỉ là một trụ cột kinh tế mà còn tạo ra nhiều việc làm, đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời sống nhân dân.
Khu kinh tế Nghi Sơn tiếp tục giữ vai trò trung tâm công nghiệp với các dự án trọng điểm như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, hệ thống cảng quốc tế và các khu công nghiệp hiện đại. Năm qua, Thanh Hóa đã thành lập mới 2 cụm công nghiệp, đưa vào hoạt động một số cơ sở sản xuất mới và khởi công nhiều dự án quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng những năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt 6.293 triệu USD (bằng 104,9% kế hoạch), tăng 23,4% so với năm trước. Các ngành hàng chủ lực như may mặc, hóa dầu và nông sản không chỉ mở rộng ở thị trường châu Á mà còn tiến vào châu Âu và Châu Mỹ, khẳng định sự trưởng thành và khả năng cạnh tranh quốc tế của Thanh Hóa.
![]() |
Các sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: nsrp.vn |
Thanh Hóa không ngừng tăng cường quan hệ đối ngoại, làm sâu sắc thêm hợp tác với tỉnh Hủa Phăn (Lào) và thiết lập các mối quan hệ chiến lược với Niigata (Nhật Bản), Đại sứ quán Ấn Độ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ... Tỉnh đã tiếp nhận 24 chương trình, dự án với tổng vốn viện trợ cam kết lên tới 13 triệu USD, mở ra nhiều cơ hội mới. Bên cạnh đó, hợp tác liên kết vùng với các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng được thúc đẩy, với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, mở rộng không gian kinh tế cho tỉnh.
Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Thanh Hóa đã chuyển mình mạnh mẽ để trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Những bước tiến này không chỉ thể hiện qua các con số, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn và khát vọng đưa vươn lên của Thanh Hóa.
Nhiều con số ấn tượng
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận những kết quả đáng kể. Tổng sản lượng lương thực đạt 1,56 triệu tấn, hoàn thành 101,9% kế hoạch. Các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng nông sản. Ngành thủy sản đã phát huy tiềm năng khai thác đánh bắt và nuôi trồng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho khu vực và cả nước.
Hoạt động du lịch năm 2024 diễn ra sôi động với lượng khách ước đạt 15,3 triệu lượt, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với năm 2023. Thanh Hóa đang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu nhờ vào các danh lam thắng cảnh như Sầm Sơn, Pù Luông và Thành Nhà Hồ.
Thu ngân sách nhà nước của Thanh Hóa năm 2024 ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mốc thu cao nhất từ trước đến nay, giúp Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 8 cả nước.
Năm 2024, Thanh Hóa có thêm 2 huyện và 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện và 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình này góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn và xây dựng môi trường phát triển bền vững.
Cũng trong năm 2024, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 138.856 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Thanh Hóa đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, đạt nhiều kết quả tích cực trong việc phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp và các công trình xã hội.
Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại
Tỉnh Thanh Hóa đã đề ra những định hướng và chiến lược phát triển kinh tế nhằm đạt mục tiêu trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về công nghiệp. Đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Thanh Hóa tập trung khai thác tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững.
Mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước, đóng vai trò quan trọng trong tứ giác phát triển phía Bắc cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong đó, GRDP bình quân đầu người đạt 4.200 USD; tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình hàng năm ước đạt 9,5%-10%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm.
Đến năm 2030, Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại; là trung tâm kinh tế lớn của cả nước về công nghiệp nặng, năng lượng, chế biến, chế tạo và logistics.
![]() |
Than Hóa phấn đấu trở thành 1 tỉnh công nghiệp hiện đại. Ảnh: nsrp.vn |
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa đưa ra chiến lược và định hướng sẽ phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể như đẩy mạnh các ngành chế biến, chế tạo, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, hóa chất, thiết bị công nghệ cao; tăng cường vai trò của Khu kinh tế Nghi Sơn như là động lực chính cho tăng trưởng.
Ngoài ra, sẽ định hướng một nền nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng nhiều khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các sản phẩm chủ lực, xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu nông sản.
Trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch, Thanh Hóa sẽ ưu tiên phát triển du lịch biển, sinh thái, văn hóa và tâm linh, xem du lịch như mũi nhọn kinh tế. Đặt mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Đồng thời sẽ tăng cường hạ tầng giao thông kết nối, bao gồm hạ tầng cảng biển, đường bộ và sân bay. Phát triển ‘Tứ Sơn’ theo hướng: TP. Thanh Hóa - Sầm Sơn: Phát triển dịch vụ đa ngành, công nghiệp công nghệ cao; Khu kinh tế Nghi Sơn: Trọng điểm công nghiệp nặng, logistics và cảng biển; Lam Sơn - Sao Vàng: Phát triển công nghiệp hàng không, nông nghiệp công nghệ cao và Bỉm Sơn - Thạch Thành: Công nghiệp chế biến, xây dựng.
Với những chiến lược và định hướng này, Thanh Hóa đang tạo đà cho một tương lai phát triển nhanh, bền vững, góp phần vào sự phồn vinh chung của cả nước.
Với những kết quả nổi bật nêu trên, Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Những nỗ lực không ngừng trong việc tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội đã tạo nên bài học quý giá cho các địa phương khác. Năm 2024 không chỉ là mốc son trong quá trình phát triển của Thanh Hóa, mà còn là nền tảng vững chắc cho những bước đi xa hơn trong tương lai. |
Tin mới cập nhật

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM
Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
