Thắng đường kho thịt, cá: Lợi hay hại cho sức khỏe?
Ăn cơm nguội có hại cho sức khỏe: Thực hư ra sao? Rã đông, cấp đông thực phẩm thế nào để an toàn cho sức khỏe? Quả vải tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý gì khi ăn? |
Hiện nay, không ít người vẫn có suy nghĩ đường là gia vị tạo ngọt giúp ngon miệng và vô hại nên ăn nhiều cũng không sao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi nêm nếm đường vào món ăn không chỉ phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống mà cần phải lưu ý tới bệnh lý mình đang mắc, ngoài vấn đề để món ăn ngon miệng, phải chú ý đến vấn đề sức khỏe.
Với thói quen thắng đường (chưng nước hàng) để tạo màu, tạo vị cho món ăn trong đó phổ biến nhất là các món kho như kho cá, thịt là việc làm rất nguy hiểm vì nó sẽ tạo ra nguy cơ kép không tốt cho sức khỏe. Khi đường bị đun ở nhiệt độ cao không còn giữ được nguyên chất ban đầu của đường mà sẽ bị biến đổi cả mùi và vị.
Thói quen dùng đường chế biến thực phẩm, đặc biệt là thắng đường kho thịt, cá đang tạo nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe |
Không chỉ có vậy, khi thắng đường ở nhiệt độ cao sẽ bẻ gãy các phân tử có lợi, tạo ra chất oxy hóa gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, càng thắng đường bị cháy càng nguy hiểm, dùng lâu dần sẽ tích tụ vào cơ thể và gây bệnh.
Người nội trợ thường dùng lượng đường nấu ăn theo cảm tính, khó đo lường được số lượng nạp vào cơ thể. Nếu ăn thực phẩm này nhiều hơn nhu cầu và trong thời gian dài, lượng đường dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, với các món kho người nội trợ nên dùng nước hàng đảm bảo chất lượng, nguồn gốc để sử dụng. Các sản phẩm này thường được nhà sản xuất tính toán để sử dụng với số lượng thực phẩm nhất định, nên hạn chế được việc dư thừa đường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên dùng 3 loại đường bao gồm: đường kính, mật ong và chất tạo ngọt nhân tạo.
Đường kính được sử dụng phổ biến nhất với thành phần 100% từ mía hoặc củ cải đường với vị ngọt sâu, dễ tan. Các loại đường kính màu trắng, màu nâu, đường phèn… dễ tan, dễ pha đồ uống ấm, lạnh và cũng hợp với chế biến món ăn
Mật ong, là chất lỏng hơi đặc, ngọt hơn đường kính, có hương thơm đặc trưng. Trong chế biến thực phẩm, mật ong dùng để tạo độ ẩm, màu sắc và vị ngọt thơm. Đường có trong mật ong rất giàu vitamin, có nhiều tác dụng ngoài việc kết hợp với thực phẩm còn dùng để làm đẹp, tăng cường sức khỏe…
Chất ngọt nhân tạo thường được dùng cho người ăn kiêng và không chứa calo. Chất tạo ngọt nhân tạo thường được tổng hợp từ các chất hóa học nhằm tăng cảm giác vị ngọt.
Cách khác nữa là dùng mật mía để tạo màu cho các món ăn, vừa giảm các nguy cơ trên, lại có nhiều dinh dưỡng hơn. Xét về mặt dinh dưỡng, đường trắng, đường nâu, đường đỏ đều là đường saccarozo.
Còn mật mía, do quá trình tinh chế thủ công nên hàm lượng saccarozo thấp hơn so với đường kính (màu trắng, màu nâu) và còn giữ được một chút vitamin và khoáng chất trong cây mía. Dù vậy, khi sử dụng đường mía cũng không nên cho nhiều vì sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường. Mật mía có rất nhiều loại khác nhau, mọi người không nên sử dụng loại mật mía rỉ ra trong quá trình tinh chế đường (hay còn gọi là mật rỉ) vì chúng có thể gây độc.
Dù được khuyến cáo sử dụng nhưng WHO cũng khuyên chỉ nên dùng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Theo đó, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5g), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g). Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là lượng đường vào cơ thể đã tính cả trong các thực phẩm ăn hàng ngày như cơm, rau củ quả… |