Ăn cơm nguội có hại cho sức khỏe: Thực hư ra sao?
Uống trà xanh có lợi ích gì cho sức khỏe? Làm cách nào giúp món chiên rán không bị bắn dầu? Ăn ngô thường xuyên có tốt cho sức khỏe không? |
Không ít gia đình có thói quen sử dụng cơm nguội còn thừa sau bữa ăn do tiết kiệm, không bỏ phí, hoặc người lao động, người làm văn phòng thường xuyên mang cơm đã nấu tư tối hôm trước để cho bữa trưa hôm sau. Gần đây, những thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội về việc ăn cơm nguội có thể gây ung thư khiến không ít người lo lắng, băn khoăn. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Cơm nguội có hại cho sức khỏe không?
Các chuyên gia cho rằng hâm nóng cơm nguội hoặc ăn cơm nguội không gây hại đến sức khỏe. Thế nhưng nếu không bảo quản đúng cách cơm nguội sẽ dẫn đến hỏng, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Các chuyên gia cho rằng hâm nóng cơm nguội hoặc ăn cơm nguội không gây hại đến sức khỏe |
Nguyên nhân là gạo có chứa Bacillus cereus, vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình nấu cơm, nhiệt lượng không thể diệt trừ được hết các bào tử này. Nếu bạn bảo quản cơm nguội trong nhiệt độ phòng bình thường như các vi khuẩn và bào tử sẽ phát triển, sinh sôi ra các chất độc gây nên tiêu chảy và nôn. Kể cả khi bạn rang cơm hoặc hâm nóng thì các độc tố vẫn không thể bị loại bỏ.
Khi bạn ăn cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus sau từ 1 đến 5 tiếng đồng hồ bạn có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn hoặc tiêu chảy. Thời gian kéo dài triệu chứng khoảng 24 giờ đồng hồ. Đặc biệt đối với người già và trẻ em thì ăn cơm nguội nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bảo quản cơm nguội cho đúng cách
Hãy lưu ý bảo quản cơm nguội đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại:
- Cơm thừa sau khi ăn bạn cần bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt (tốt nhất là khoảng 1 giờ đồng hồ).
- Cơm thừa của bữa trước có thể bảo quản và dùng lại cho bữa tiếp theo nếu bảo quản và thực hiện đúng cách, ví dụ làm nóng lại bằng cách hấp hay quay lò vi sóng.
- Khi làm nóng cơm nguội cần chú ý đảm bảo cơm được làm nóng đều và đủ nước để tạo hơi nóng đủ. Có thể thêm một ít nước đều lên cơm trước khi làm nóng bằng lò vi sóng.
- Không nên ăn cơm thừa sau khi bảo quản quá 1 ngày.
- Không nên làm nóng lại cơm nguội quá 1 lần trước khi ăn.
- Không nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh quá 24 tiếng đồng hồ. Sau 24 tiếng hãy bỏ cơm nguội đi.
- Hạn chế hâm nóng cơm hơn hai lần để đảm bảo cơm giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.
- Hãy dùng bát màu trắng hoặc bát thủy tinh đựng cơm nguội khi hâm nóng bằng lò vi sóng. Không được dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín cơm nguội.
- Trong quá trình hâm nóng cơm nguội, bạn cần quan sát thường xuyên xem cơm có hơi nóng bốc hơi không.