Thảm họa của thị trường condotel Việt Nam
Cơ hội đầu tư và sở hữu căn hộ Condotel Rieversile Thái Nguyên Condotel được cấp sổ hồng: Bán cắt lỗ cả trăm triệu mỗi căn vẫn ế Hàng ngàn condotel chuyển thành nhà ở: Lợi, hại thế nào? |
Thị trường condotel Việt Nam: "Thảm họa"
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam ghi nhận một số lượng lớn condotel được mở bán, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2019 với ước tính trung bình 12.000 sản phẩm mở bán mỗi năm. Bên cạnh nguồn cung lớn, nhiều sản phẩm mở bán trong giai đoạn này chạy đua cam kết lợi nhuận với thời gian và tỷ lệ hấp dẫn, mà thiếu sự cân nhắc thấu đáo đến kết quả hoạt động tổng thể.
Tuy nhiên, những sản phẩm condotel của Việt Nam hay một số dự án tại Bali, HuaHin cũng phải đối mặt với tình trạng “thảm họa” vì không được hoạch định, phát triển cẩn trọng.
Thị trường condotel Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, chưa tận dụng hết tiềm năng |
Điển hình là Phú Quốc, khu vực có nhiều thuận lợi trở thành điểm đến quốc tế nhưng nguồn cung trên thị trường hiện chỉ chú trọng vào cung cấp phòng mà chưa quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng. Do đó, thị trường cần đa dạng thêm sản phẩm lưu trú ví dụ như các dự án khách sạn với điểm nhấn thiết kế, các khu nghỉ dưỡng hạng sang đúng nghĩa,...
“Nhìn chung, mỗi một thị trường đều sẽ trải qua một chu kỳ nhất định. Dẫu vậy, so với Thái Lan và Indonesia, thị trường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức hơn”, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Việc lựa chọn mô hình, sản phẩm phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng để đảm bảo việc phát triển một dự án thành công.
Có thể nói, nếu một sản phẩm không được hoạch định kỹ lưỡng, phát triển chỉn chu thì sản phẩm đó cũng không thể hoạt động hiệu quả dù có được phát triển tại bất kỳ thị trường nào.
Ngoài ra, tình trạng thanh khoản kém của condotel cũng được nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường ghi nhận. Báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết thị trường có gần 10.000 sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng mở bán trong quý I, chủ yếu là condotel. Hơn 97% là hàng tồn kho của các dự án mở bán trước đó. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chỉ 1,6%, với 160 giao dịch.
Ngoài ra, một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á cũng từng chứng kiến giai đoạn phát triển nóng của các sản phẩm condotel, chẳng hạn như Bali (Indonesia) vào giai đoạn 2008, và hiện nay thị trường condotel đã bước qua giai đoạn “bùng nổ dự án mới”, thay vào đó là phát triển chậm rãi nhưng chất lượng.
Giải pháp nào?
Trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt nam đạt 4,6 triệu lượt, tăng 72% theo năm và 3% so với cùng kỳ năm 2019. Khách Hàn Quốc chiếm chủ đạo với 1,2 triệu khách, tăng 150% theo năm. Theo sau đó là khách Trung Quốc với 890.000 lượt, cao gấp 6 lần so với quý I/2023. Các thị trường đáng chú ý khác bao gồm Nhật Bản, Malaysia, Úc, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Mỹ.
Trong quý I/2024, công suất thuê khách sạn đạt tới 65%, tăng 1 điểm % theo quý và 7 điểm % theo năm. Giá thuê trung bình tăng 2% theo quý và 11% theo năm.
Doanh thu từ khách du lịch đạt 25.500 tỷ đồng, tăng 17,8% theo năm. Trong năm 2024, du lịch Hà Nội đạt mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch, tăng 9,2% theo năm. Lượng khách quốc tế đạt 5,5 triệu lượt và lượng khách nội địa đạt 21,5 triệu. Doanh thu từ khách du lịch dự kiến đạt 109.400 tỷ đồng, tăng 17,1% theo năm.
Năm 2024 sẽ có hai dự án gia nhập thị trường. Từ 2024 đến 2026, dự kiến có 13 dự án với 2.896 phòng đi vào hoạt động. Chín dự án 5 sao sẽ chiếm 76% thị phần nguồn cung tương lai, và các dự án 4 sao sẽ chiếm 24% thị phần. Không có dự án 3 sao dự kiến đi vào hoạt động trong vòng ba năm tới.
Nguồn cung nội địa mới gồm 1.179 phòng sẽ đến từ sáu dự án. Bảy dự án quốc tế sẽ cung cấp 1.177 phòng, với các nhà vận hành nổi bật là Hilton chiếm 25% thị phần và Fusion chiếm 17%. Phần lớn các dự án mới sẽ nằm ở khu vực nội thành, với 1.732 phòng từ tám dự án, tương đương 60% thị phần.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực Châu Á Thái Bình Dương |
Những số liệu này cho thấy du lịch đang phục hồi khả quan, đem đến những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Bàn luận về vấn đề này, ông Mauro Gasparotti bày tỏ: "Các nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn đánh giá cao tiềm năng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quy định, thủ tục liên quan đến việc phát triển dự án".
Vì vậy các nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm các tài sản đã đi vào hoạt động, đặc biệt là các dự án khách sạn, resort chất lượng, thuộc phân khúc 5 sao tại các đô thị trung tâm như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, những tài sản này thường khá khan hiếm trên thị trường, cũng như ít cởi mở với các nhu cầu chuyển nhượng.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch nội địa. Một ví dụ rõ nhất là du lịch Phan Thiết, kể từ sau khi dự án cao tốc hoàn thiện và đi vào hoạt động đã thúc đẩy nhu cầu của nguồn khách nội địa, đặc biệt là từ thị trường TP. Hồ Chí Minh khi thời gian di chuyển đã được rút ngắn chỉ còn 2-3 tiếng.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, thị trường cũng cần đa dạng các sản phẩm du lịch cũng như chú trọng hơn đến trải nghiệm, tiện nghi của du khách.