Tận dụng cơ hội và dư địa từ Hiệp định EVFTA

Qua hơn hai năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu sang EU đã có những tín hiệu tích cực.
Chính sách cạnh tranh và trợ cấp trong EVFTA nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp

Mặc dù EVFTA được thực thi vào thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp không chỉ ở Việt Nam, EU và trên toàn thế giới, nhưng trao đổi thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng vẫn tăng trưởng ấn tượng.

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty cổ phần Giày Hồng An, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình
Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty cổ phần Giày Hồng An, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình

Theo Bộ Công Thương, trong năm đầu thực thi EVFTA, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,1% so giai đoạn cùng kỳ và sang năm thứ hai đạt 61,4 tỷ USD, tăng gần 11,9%. 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21% so cùng kỳ. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như dệt may (tăng 24%), giày dép (tăng 19%), thủy sản (tăng 41%),…

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội

Trước khi có EVFTA, gạo Việt Nam cũng đã xuất khẩu đi châu Âu nhưng phải chịu mức thuế rất cao từ 5-45% tùy theo từng quốc gia thành viên nhập khẩu. Chính vì vậy, gạo Việt Nam lúc đó rất khó cạnh tranh lại với gạo của những quốc gia khác như Campuchia, Myanmar,… vì đây được coi là những nước nghèo, dù không có hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng vẫn được EU đặc cách miễn thuế nhập khẩu. Riêng gạo Thái Lan dù cũng bị đánh thuế, nhưng vì có thương hiệu mạnh và lâu năm nên người tiêu dùng châu Âu rất tin dùng. Cho đến khi EVFTA đi vào thực thi, các doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam mới có cơ hội cạnh tranh với các nước nêu trên. Giám đốc kinh doanh-xuất khẩu của Tập đoàn Lộc Trời Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ, mọi chuyện đã thay đổi từ sau EVFTA, gạo Việt Nam với hạn ngạch 80 nghìn tấn được miễn thuế 0% đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tận dụng được cơ hội này, Tập đoàn đã củng cố lại các khâu sản xuất, tăng diện tích vùng trồng, tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu theo tiêu chuẩn EU để gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi châu Âu. Nhờ vậy, Lộc Trời đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu gạo đi EU hưởng ưu đãi của EVFTA. Bên cạnh đó, nếu như năm 2018, Tập đoàn chỉ xuất khẩu sang EU được 2.200 tấn gạo thì sang năm 2019 đã tăng lên 8.000 nghìn tấn; năm 2020 là 11 nghìn tấn, năm 2021 là 12 nghìn tấn và năm 2022 đạt khoảng 25 nghìn tấn. EVFTA đã giúp sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn vào EU tăng rất nhanh. Quan trọng hơn, đây cũng là thời cơ thích hợp để Lộc Trời xây dựng thương hiệu quốc tế riêng cho doanh nghiệp.

Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, từ khi EVFTA có hiệu lực, sự quan tâm của khách hàng EU đối với mặt hàng rau quả của công ty đã tăng 30-40%, trong đó có rất nhiều khách hàng trước đây chủ yếu nhập của Thái Lan hay một số nước khác. Tận dụng cơ hội này, đơn vị đã thành công đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản như dừa, bưởi, thanh long,... vào EU.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, một điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu sang EU là tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ EVFTA. Năm 2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng mẫu C/O Euro.1 đạt khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm khoảng 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU, tăng 244% so cùng kỳ năm 2020. Riêng 10 tháng năm 2022, tỷ lệ tận dụng ưu đãi là 25,1%, tăng hơn 30% so cùng kỳ năm 2021. Những kết quả tích cực nêu trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tương đối hiệu quả các cơ hội từ EVFTA. Theo khảo sát của Liên đoàn Công nghiệp-Thương mại Việt Nam (VCCI), có bốn trong số 10 doanh nghiệp Việt Nam đã từng hưởng lợi từ EVFTA.

Tận dụng cơ hội và dư địa từ EVFTA ảnh 1
Xưởng sản xuất áo veston xuất khẩu tại Công ty may Hưng Hà (Tổng Công ty May 10)
Nỗ lực hơn

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, dù đã đạt được những thành công đáng khích lệ, nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng trưởng nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước còn khiêm tốn và tăng không đáng kể. Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 35,1 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2021, lần lượt là 40,12 tỷ USD, chiếm 11,9%; 11 tháng năm 2022, đạt 43,4 tỷ USD, chiếm 12,69%. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng dù có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao từ EVFTA như thủy sản, rau quả,… nhưng giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn. Thí dụ, năm 2021, rau quả có tỷ lệ tận dụng là 66,7%, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 0,15 tỷ USD, chiếm 0,35% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU; thủy sản có tỷ lệ tận dụng là 76,9%, nhưng kim ngạch xuất khẩu là 1,1 tỷ USD, chiếm 2,7% tổng kim ngạch; gạo tỷ lệ tận dụng là 193%, giá trị xuất khẩu là 0,019 tỷ USD, chiếm 0,04%;… Nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam dù hiện diện tại EU nhưng số lượng còn tương đối khiêm tốn. Do đó, mô hình và cách làm của các thương hiệu như Lộc Trời, Trung An, cà phê Vĩnh Hiệp, hạt tiêu Khương Sinh… cần được chia sẻ, nhân rộng.

Phó Vụ trưởng Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Ngô Chung Khanh cảnh báo việc chúng ta đang mất dần lợi thế từ EVFTA bởi nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia,… cũng đang khởi động FTA với EU. "Kinh nghiệm cho thấy việc đàm phán một FTA thường kéo dài từ ba đến 5 năm, do đó còn nhiều cơ hội từ thị trường EU nhưng thời gian cũng không còn dài. Chính vì vậy, trong 5 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế của người đi trước để phát triển hiệu quả", Phó Vụ trưởng Ngô Chung Khanh nhấn mạnh. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi, nắm bắt tốt hơn cơ hội từ EVFTA, Bộ Công thương sẽ tập trung nhiều giải pháp cụ thể như triển khai tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tận dụng FTA, thúc đẩy kết nối,… Đồng thời, Bộ sẽ đổi mới các hình thức tuyên truyền thông qua mạng xã hội, xây dựng các video ngắn, tập trung sâu hơn vào các khóa tập huấn, hội thảo ngắn với chuyên đề thiết thực cho doanh nghiệp, nhất là đối với các lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

Riêng với ngành gạo, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, dư địa của thị trường EU còn rất lớn. Cụ thể, mỗi năm EU nhập từ hai đến ba triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam mới chỉ xuất được khoảng 3% trong số này. Tiềm năng còn nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn, nhất là trong việc đạt tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu gạo đi EU phải rất nỗ lực và tâm huyết, phải xây dựng được chuỗi giá trị bền vững từ khâu giống, phân bón, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới có hạt gạo đạt tiêu chuẩn để xuất đi EU. Trong quá trình đó, chỉ một lô hàng vi phạm các quy định, bị đưa vào "danh sách đen", doanh nghiệp sẽ hoàn toàn mất đường xuất khẩu sang châu Âu.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình chia sẻ thêm, Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp lớn về xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam cũng luôn xuất khẩu sản lượng lớn đứng thứ 2 hoặc thứ 3 thế giới, nhưng giá trị không cao và đầu ra cũng bấp bênh, thậm chí có năm phải "giải cứu". Trong khi đó, gạo sạch, an toàn lại thường xuyên không đủ để cung ứng cho các thị trường cao cấp như EU. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn lọc sản phẩm, phân khúc, thị trường theo khả năng và quy mô liên kết của mình, nhất là cần thay đổi tư duy sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng chứ không chỉ bán những gì sẵn có.

Theo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.

Tin khác

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh với thị trường EU, phải xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự chuyên nghiệp cho các sản phẩm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/3/2024: Giá dầu thế giới tuần mới sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/3/2024: Giá dầu thế giới tuần mới sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/3/2024, giá dầu thế giới tuần qua ghi nhận biến động tăng – giảm trái chiều, trong tuần mới sẽ tăng hay giảm?
Phiên bản di động