Sơn Động (Bắc Giang): Hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế
Tân Yên (Bắc Giang) đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Bắc Kạn: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Những năm qua, huyện Sơn Động luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Vì vậy, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào được cải thiện.
![]() |
Huyện miền núi Sơn Động đổi thay từng ngày (Ảnh: Xuân Thỏa) |
Đến nay, Sơn Động đã xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm hàng hóa gắn với địa danh như: Mật ong rừng, nấm linh chi, rượu men lá, ba kích… Đặc biệt, ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, xã có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, phong trào phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi cho thu nhập cao lan tỏa mạnh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Sơn Động đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 25/8/2023 về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 3.
Mục đích của kế hoạch là triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Sơn Động, giai đoạn 2021-2025; thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tăng số lượng doanh nghiệp thành lập, hoạt động có hiệu quả, có khả năng tăng trưởng nhanh và bền vững sau khi thành lập. Qua đó, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thu hút vốn đầu tư cho phát triển.
Kế hoạch sẽ được triển khai tại 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với đối tượng là: Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất. Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người DTTS, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kế hoạch gồm 3 nội dung chính: Hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn 2021-2025; tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trước đó, huyện Sơn Động đã triển khai Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ đầu tư phát triển các loại cây dược liệu, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
![]() |
Bà con mở rộng diện tích trồng dược liệu (Ảnh: Xuân Thoả - Trần Chung) |
Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025: Thông qua các nguồn lực, đặc biệt là nguồn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tập trung thực hiện dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế. Mục tiêu hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý đạt tối thiểu 210 ha, trong đó, ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao (có quy mô từ 30 ha trở lên). Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho tối thiểu 300 lao động địa phương; trong đó tối thiểu 50% lao động là người DTTS. Thu hút đầu tư xây dựng 01 nhà máy sơ chế, chế biến… dược liệu trên địa bàn huyện.
Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Phấn đấu đến năm 2030 đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, duy trì 210 ha và mở rộng diện tích để phát triển vùng trồng dược liệu trên địa bàn huyện. Duy trì, phát triển ổn định ít nhất từ 01- 02 liên kết sản xuất từ khâu trồng, thu mua, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Hình thành được khu vực bảo quản, sơ chế, chế biến và chiết xuất đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với các cây dược liệu. Tạo lập được ít nhất 02 sản phẩm dược liệu bền vững được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng. Hình thành một số dịch vụ tại các địa điểm du lịch phục vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền từ cây dược liệu truyền thống của đồng bào dân tộc.
Ngoài ra, dự án hướng đến việc phát triển dược liệu quý gắn với bảo tồn nguồn gien dược liệu, bảo đảm các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Ưu tiên lựa chọn các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ, dự án ứng dụng công nghệ cao và các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.
Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha trên địa bàn 09 xã. Đầu tư xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị dược liệu gắn với nuôi trồng, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; hỗ trợ hình thành các liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
Nguồn vốn dành cho đầu tư hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý được bố trí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào 6 dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bộ mặt nông thôn, miền núi của huyện Sơn Động đã có nhiều khởi sắc. Đây là tiền đề quan trọng để đồng bào DTTS vùng cao tiếp tục phát huy thế mạnh về sản xuất hàng hóa từ các đặc sản địa phương. Đặc biệt, khai thác tối đa tiềm năng về dược liệu và phát triển thành vùng cung cấp nguyên liệu dược liệu trọng điểm của tỉnh. |
Tin mới cập nhật

Mường Khương phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Gia Lai: Triển khai 10 dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Tỏi Lý Sơn: Lần đầu tiên có mô hình liên kết bao tiêu dài hạn

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc

Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm

Thái Nguyên: Phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”

Quảng Ngãi triển khai 43 công trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vị ngọt đường thốt nốt An Giang

Khẩn trương khắc phục khó khăn, vướng mắc của Dự án 3
Tin khác

Lai Châu: Mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các huyện vùng cao

Quảng Nam: Khởi sắc ở huyện miền núi Nam Giang

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Gia Lai: Thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nghệ An: Bảo tồn giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Điện Biên: Hỗ trợ huyện vùng cao phát triển các dự án sản xuất cộng đồng

Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ miền núi

Khoai sọ nương Trạm Tấu: Từ đặc sản của đồng bào vùng cao thành sản phẩm hàng hóa

Nghệ An: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Lào Cai: Tăng tốc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719
Đọc nhiều

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ rải rác, trời rét
