
Bản tin tối 23/7: Ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc, Sắp xét xử "thầy Thích Tâm Phúc"
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi “Bản tin tối” của Công Thương 24h.
Bản tin tối hôm nay gồm có những nội dung chính sau đây:
-Quốc Cường Gia Lai muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc
-Sắp xét xử người tự xưng 'Thích Tâm Phúc' về tội lừa đảo, làm giả giấy tờ
-Ông Trịnh Văn Quyết nhận toàn bộ sai phạm
-Tái diễn tình trạng “uy hiếp” an toàn bay từ đèn laser, flycam tại sân bay Tân Sơn Nhất
Sau đây là tin chi tiết:
Quốc Cường Gia Lai muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) thông báo thay đổi người đại diện pháp luật sang ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La"). Ông Cường cũng được xuất hiện giữ chức danh Tổng giám đốc trong thông báo này, dù công ty chưa công bố thông tin bổ nhiệm.
Đồng thời, Hội đồng quản trị (HĐQT) Quốc Cường Gia Lai đề cử ông Cường làm thành viên HĐQT công ty, nhiệm kỳ 2022-2027, thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan. Việc bầu cử này là nội dung mới trong tờ trình cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 lần 2, dự kiến tổ chức vào ngày 30/7. Trước đó, công ty tổ chức lần 1 bất thành do tỷ lệ tham dự không đủ.
Ông Cường 'Đô la' làm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai
Cuộc họp lần 2 diễn ra sau khi bà Loan - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai - bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Vụ việc nằm trong quá trình Bộ Công an điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo quản trị mới nhất, vào cuối năm 2023, ông Cường "Đô La" nắm 537.500 cổ phiếu QCG. Bà Loan (mẹ ông Cường) nắm gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương tỷ lệ 37% vốn. Bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) sở hữu gần 39,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,3% vốn.
Trước đây, ông Nguyễn Quốc Cường từng giữ vị trí Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc, người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên đến tháng 11/2018, ông Cường từ nhiệm các vị trí vì lý do cá nhân. Thời điểm ông Cường từ nhiệm, Quốc Cường Gia Lai có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Ông Cường sinh năm 1982, được giới thiệu có trình độ Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Từ năm 2004 đến 2006, ông Cường đã làm Phó giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường (tiền thân của Quốc Cường Gia Lai). Từ năm 2006 đến 2018, ông Cường liên tục giữ vị trí làm Phó Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi rời công ty mang tên mình, ông Cường thành lập Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường (tên mới là C - Holdings), hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, phát triển các dự án tại Bình Dương.
Sắp xét xử người tự xưng 'Thích Tâm Phúc' về tội lừa đảo, làm giả giấy tờ
Ngày 23/7, TAND huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) cho biết đơn vị này sẽ xét xử bị cáo Nguyễn Minh Phúc (tự xưng là "đại đức Thích Tâm Phúc", 40 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" vào ngày 6/8 tới đây.
Theo cáo trạng, năm 2021, bà Lê Thị H.T. (SN 1973, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) mua thửa đất có diện tích 420,3 m2 tại huyện Củ Chi của ông N. và bà N.T.C.N. với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.
Ngày 7/10/2022, thông qua Lê Văn V. (SN 1990, ngụ huyện Củ Chi), bà T. quen biết và nhờ Phúc làm thủ tục tách một thửa đất thành 2 thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất riêng. Phúc thỏa thuận với bà T. và N. làm thủ tục tách thửa đất với chi phí 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu đồng. Sau đó, Phúc thuê người làm 2 giấy CNQSDĐ giả trên ứng dụng mạng xã hội, rồi đưa cho bà T. một bản.
Nguyễn Minh Phúc mang một bản còn lại cùng giấy CNQSDĐ thật của bà T. cất vào két sắt, đợi đến lúc bà T. đưa hết số tiền còn lại mới giao trả. Sự việc bị bại lộ, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi về Việt Nam, Phúc bị công an triệu tập để làm việc. Khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc, công an thu giữ một Giấy CNQSDĐ giả và một Giấy CNQSDĐ thật của bà T.
Liên quan đến hành vi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức, năm 2019, Công an huyện Củ Chi đã kiểm tra, phát hiện nhà Phúc treo nhiều huân chương, bằng khen các loại cùng 3 giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, có con dấu.
Qua công tác giám định, tất cả giấy tờ này là giả. Ngoài ra, Phúc giao nộp một giấy chứng nhận tăng ni, một giấy chứng điệp thọ giới, một bằng thạc sĩ luật kinh tế và một bằng tiến sĩ ngành luật tôn giáo của Trường đại học Nội vụ Hà Nội. Kết luận giám định xác định tất cả giấy tờ này là giả.
Ông Trịnh Văn Quyết nhận toàn bộ sai phạm
Ngày 23/7, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm với phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết là người cuối cùng bước lên bục khai báo. Ông cho hay bản thân chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tài sản, chỉ muốn FLC có một công ty chuyên về xây dựng giúp phát triển dự án của tập đoàn và phát triển hơn nữa các dự án bên ngoài.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế - cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết) cũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng, trong đó có những hành vi như mượn giấy tờ tùy thân của người thân, quen để mở tài khoản chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng thực hiện việc giao dịch (mua đi bán lại cổ phiếu). Bà Huế khai nhận tất cả đều do ông Quyết chỉ đạo.
Tại toà, các bị cáo là người thân, họ hàng với ông Quyết như: Nguyễn Văn Mạnh - Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết); Trịnh Tuân - nguyên Giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết); Nguyễn Thị Hồng Dung - lao động tự do (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết) đều khai chỉ được nhờ ký tên, cho mượn căn cước công dân để bà Trịnh Thị Minh Huế lập tài khoản mua bán cổ phiếu. Họ không được bàn bạc, không biết gì về kế hoạch cũng như được hưởng lợi gì từ hành vi của mình.
Các bị cáo khai tại thời điểm đó đã không ý thức và nhận thức đúng về hành vi, sau khi làm việc với cơ quan chức năng, được giải thích mới nhận thức rõ sai trái. Các bị cáo đều không có ý kiến về nội dung theo quy kết của cáo trạng truy tố, chỉ mong muốn HĐXX xét hoàn cảnh bản thân, bối cảnh lúc đó để đánh giá cho được hưởng khoan hồng.
Trước khi phiên tòa diễn ra, các luật sư cho biết ông Quyết tha thiết đề nghị cơ quan xét xử áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt cho các bị cáo là người thân, người quen, đồng nghiệp/cấp dưới bị liên đới trong vụ án, bởi các bị cáo đó đều là những người buộc phải thực hiện theo chỉ đạo và không được bàn bạc, trao đổi gì về kế hoạch, mục đích. Họ là những cá nhân có quan hệ phụ thuộc; không được nhận đầy đủ các thông tin liên quan đến công việc được giao; không được hưởng lợi hay được phân chia bất cứ lợi ích nào.
Ông Trịnh Văn Quyết cũng xin được chịu trách toàn bộ (bao gồm trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự) thay cho bị cáo liên đới.
Tái diễn tình trạng “uy hiếp” an toàn bay từ đèn laser, flycam tại sân bay Tân Sơn Nhất
Thông tin từ Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, tình trạng máy bay bị chiếu đèn laser, tổ lái phát hiện vật thể bay không người lái thời gian qua vẫn tiếp tục tái diễn.
Theo đó, số liệu thống kê của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ghi nhận, tình trạng này chiếm 20,3% vụ việc uy hiếp an toàn cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu, cần đảm an toàn cho máy bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất và phối hợp xử lý các trường hợp vật thể bay, drone, flycam vi phạm khu vực cấm bay và hạn chế bay.
Theo đó, phía Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đề nghị Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh báo cáo Bộ Quốc Phòng sớm xây dựng và triển khai sơ đồ các khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và các khu vực tiếp cận hạ cánh của máy bay, nhằm bảo đảm an toàn cho máy bay trong quá trình khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tiếp tục phối hợp với các đơn vị quân đội, Cảng vụ Hàng không miền Nam và chính quyền địa phương tuyên truyền và xử lý hiệu quả các trường hợp nuôi thả chim bồ câu tại Công viên Hoàng Văn Thụ; động vật nuôi tại khu vực do quân đội quản lý, có khả năng ảnh hưởng đến an toàn cho máy bay trong quá trình khai thác.

Quốc Cường Gia Lai muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) thông báo thay đổi người đại diện pháp luật sang ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La"). Ông Cường cũng được xuất hiện giữ chức danh Tổng giám đốc trong thông báo này, dù công ty chưa công bố thông tin bổ nhiệm.
Đồng thời, Hội đồng quản trị (HĐQT) Quốc Cường Gia Lai đề cử ông Cường làm thành viên HĐQT công ty, nhiệm kỳ 2022-2027, thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan. Việc bầu cử này là nội dung mới trong tờ trình cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 lần 2, dự kiến tổ chức vào ngày 30/7. Trước đó, công ty tổ chức lần 1 bất thành do tỷ lệ tham dự không đủ.
Cuộc họp lần 2 diễn ra sau khi bà Loan - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai - bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Vụ việc nằm trong quá trình Bộ Công an điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo quản trị mới nhất, vào cuối năm 2023, ông Cường "Đô La" nắm 537.500 cổ phiếu QCG. Bà Loan (mẹ ông Cường) nắm gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương tỷ lệ 37% vốn. Bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) sở hữu gần 39,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,3% vốn.
Trước đây, ông Nguyễn Quốc Cường từng giữ vị trí Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc, người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên đến tháng 11/2018, ông Cường từ nhiệm các vị trí vì lý do cá nhân. Thời điểm ông Cường từ nhiệm, Quốc Cường Gia Lai có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Ông Cường sinh năm 1982, được giới thiệu có trình độ Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Từ năm 2004 đến 2006, ông Cường đã làm Phó giám đốc Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường (tiền thân của Quốc Cường Gia Lai). Từ năm 2006 đến 2018, ông Cường liên tục giữ vị trí làm Phó Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi rời công ty mang tên mình, ông Cường thành lập Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường (tên mới là C - Holdings), hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, phát triển các dự án tại Bình Dương.

Bản tin tối ngày 22/7: Ai sẽ là người điều hành Quốc Cường Gia Lai thay bà Nguyễn Thị Như Loan?
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi “Bản tin tối” của Công Thương 24h số ra ngày 22/7/2024. Bản tin tối hôm nay gồm có những nội dung chính sau đây:
- Quốc Cường Gia Lai đang ráo riết tìm người thay bà Nguyễn Thị Như Loan
- Nguyên nhân nào khiến 7 tấn cá chết nổi trắng hồ ở Đà Nẵng?
- Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm hầu tòa
- Cổ thụ hơn 100 tuổi bật gốc, đè lên quán cà phê
- Cục Cảnh sát giao thông tăng cường tuyên truyền, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên cao tốc
Sau đây là tin chi tiết:
Quốc Cường Gia Lai đang ráo riết tìm người thay bà Nguyễn Thị Như Loan
Theo công bố thông tin bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chi Minh (HoSE), Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc, bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
CEO bị bắt, Quốc Cường Gia Lai tìm gấp người điều hành.
Hiện vụ việc đang trong thời gian điều tra. Bà Nguyễn Thị Như Loan đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề liên quan.
Cũng theo thông báo của Quốc Cường Gia Lai, sự việc trên chỉ liên quan đến dự án 39 – 39B Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh mà công ty đã nhận chuyển nhượng từ 2 công ty tư nhân. Việc chuyển nhượng đã hoàn tất cho đối tác từ năm 2014. Vụ việc trên không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Quốc Cường Gia Lai.
Hiện tại công ty vẫn hoạt động bình thường, các hoạt động kinh doanh và giao dịch với đối tác vẫn đang được thực hiện. Hội đồng quản trị công ty sẽ sớm tìm người thay thế bà Như Loan phụ trách điều hành trong thời gian sớm nhất, để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến Quốc Cường Gia lai, đảm bảo hoạt động bình thường.
Trước đó, ngày 18/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Đây là động thái mới trong quá trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, tại Bình Định, là người sáng lập Quốc Cường Gia Lai từ năm 1994 tiền thân là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường. Năm 2007, công ty cổ phần hóa với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng, bà Loan kiêm nhiệm Chủ tịch, Tổng giám đốc đến năm 2020. Người thay thế bà Loan ngồi ghế Chủ tịch là ông Lại Thế Hà. Bà Loan giữ chức Tổng giám đốc.
Trên website của doanh nghiệp, hiện thông tin về ban lãnh đạo không thể hiện mà chỉ có dòng chữ đang cập nhật.
Quốc Cường Gia Lai hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản, thủy điện và trồng cây cao su, với nhiều dự án bất động sản có tiếng tại TP.HCM.
Nguyên nhân nào khiến 7 tấn cá chết nổi trắng hồ ở Đà Nẵng?
Sáng 22/7, hơn 40 công nhân thuộc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng được điều động đến khu vực hồ điều tiết Liên Chiểu (còn gọi hồ Hòa Phú 3C) và kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) để xử lý xác cá chết, nổi trắng mặt nước.
Cá chết chủ yếu là cá rô phi, có trọng lượng từ 0,3 đến 0,5kg. Tại khu vực kênh Đa Cô, mùi hôi thối do xác cá bốc lên nồng nặc.
Trả lời báo chí, đại diện Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết công ty bố trí công nhân vớt số lượng cá chết nổi trắng hồ điều tiết Liên Chiểu (hồ Hòa Phú 3C) và kênh Đa Cô thuộc địa bàn quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
“Từ sáng nay chúng tôi đã cho công nhân thu gom số cá chết. Số lượng ước tính 7 tấn và phải đến khoảng 13h hôm nay mới có thể thu gom hết. Nguyên nhân cá chết hàng loạt thì chưa thể xác định nên chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xác định”, vị lãnh đạo này cho biết.
Khu vực hồ điều tiết này cá rất nhiều và cũng từng xảy ra tình trạng cá chết khi có mưa xuống. Theo người dân, chiều và đêm qua tại khu vực này có mưa khá lớn, đến sáng 22/7 thì người dân phát hiện cá chết trắng hồ điều tiết và kênh Đa Cô.
Cá chết, bốc mùi hôi thối nên nhiều nhà dân trên tuyến đường Thanh Nghị, Chơn Tâm 1, Chơn Tâm 9, Nguyễn Chơn... phải đóng cửa nhà để ngăn mùi.
Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa
Ngày 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng 49 đồng phạm. Trong vụ án này, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị đưa ra xét xử về các tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước khi phiên tòa diễn ra, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết người nhà của ông Quyết đã nộp thêm 23 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, thân chủ của vị luật sư đã nộp hơn 210 tỉ đồng để khắc phục hậu quả, đồng thời vận động người thân “tiếp tục nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và khi tòa đang xét xử”.
Cách đây nửa tháng, theo luật sư bào chữa, cựu Chủ tịch FLC đã nhận thức về các hành vi sai phạm, xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo buộc. Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết cũng mong cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo là người thân, đồng nghiệp cấp dưới liên quan đến vụ án.
Ông Quyết cũng xin chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng các tài sản thuộc tài sản cá nhân, đồng thời vận động gia đình, bạn bè để nộp tiền khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.
Để chuẩn bị cho phiên tòa này, TAND TP.Hà Nội bố trí một phòng xét xử chính (với sức chứa khoảng 500 người). Ngoài ra, do số lượng bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rất đông nên phía tòa án cũng bố trí thêm hội trường và khu vực sân cơ quan để các bị hại, người liên quan tham gia phiên tòa theo hình thức trực tuyến.
Vụ án này có 50 bị cáo, khoảng 100 luật sư, 30.403 bị hại và 63.092 người liên quan.
Cổ thụ hơn 100 tuổi bật gốc, đè lên quán cà phê
Ngày 21 tháng 7, trên địa bàn Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai xảy ra mưa lớn khiến một cây thông hơn 100 tuổi bật gốc, đổ vào quán cà phê khiến nhiều tài sản hư hỏng, rất may không có ai bị thương.
Cây thông nằm trên đường Quang Trung, Thành phố Pleiku bị mưa lớn, kèm theo gió mạnh thổi đổ vào quán một quán cà phê bên đường. Tại hiện trường, thân cây thông đè sập tường, cửa cuốn, mái tôn và bảng hiệu quán cà phê.
Phía bên trong quán, cây thông đổ đã làm nhiều tài sản hư hỏng. Rất may, lúc đó quán đóng cửa, không có người.
Sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng đã cắt gọn nhánh, thân cổ thụ. Phần rễ cây bị mục ruỗng.
Hiện nay, trong lòng Thành phố có gần 20 nghìn cây xanh, chủ yếu thông, sao đen, xà cừ... Trong thời gian qua, Phòng quản lý đô thị đã cho cắt tỉa ngọn, nhánh những cây cổ thụ nguy cơ ngã đổ nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Cục Cảnh sát giao thông tăng cường tuyên truyền, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên cao tốc
Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông của Cục phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường 24 trên 24 để xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về: dừng, đỗ, đi không đúng làn đường, chuyển làn không tín hiệu, chạy quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn theo quy định… Đã mang lại hiệu quả thiết thực là trong 5 ngày trên 9 tuyến cao tốc không xảy ra tai nạn giao thông.
Trong 5 ngày, từ ngày 16 tháng 7 năm 2024 đến ngày 20 tháng 7 năm 2024 trên các tuyến cao tốc C08 đã bố trí các ca ghi hình phương tiện vi phạm. Kết quả, đã phát hiện 706 trường hợp vi phạm; dừng lập biên bản 426 trường hợp, gửi thông báo đến chủ phương tện 280 trường hợp, tiền phạt ước tính hơn 2 tỷ 496 triệu đồng, Tước giấy phép lái xe hơn 331 trường hợp, tạm giữ 2 phương tiện.
Một số hành vi vi phạm chính: vi phạm về tốc độ 206 trường hợp; Dừng đỗ không đúng quy định: 124 trường hợp; Điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp: 28 trường hợp; đi không đúng phần đường, làn đường: 66 trường hợp, Chuyển làn không đúng quy định 240 trường hợp; Tránh, vượt 13 trường hợp; Đón, trả khách 4 trường hợp; đi vào đường cấm 10 trường hợp; lùi xe 5 trường hợp; không tuân thủ quy định khi vào đường cao tốc 10 trường hợp.
Bên cạnh đó các Đội cao tốc đã tuyên truyền đến 3.250 phương tiện tham gia giao thông trên tuyến, phát 598 tờ rơi, hỗ trợ 46 phương tiện gặp sự cố giao thông, dán phản quang cho 643 phương tiện. Tiếp nhận 08 tin báo của người dân qua Tổng đài 19008099.
Trong thời gian tới để phát huy hiệu quả đã đạt được Cục cảnh sát giao thông sẽ tiếp tục bố trí cán bộ ghi hình phương tiện vi phạm trên các tuyến cao tốc để xử lý, những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ phương tiện gặp sự cố, dán phản quang các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Quốc Cường Gia Lai đang ráo riết tìm người thay bà Nguyễn Thị Như Loan
Theo công bố thông tin bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc, bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Hiện vụ việc đang trong thời gian điều tra. Bà Nguyễn Thị Như Loan đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề liên quan.
Cũng theo thông báo của Quốc Cường Gia Lai, sự việc trên chỉ liên quan đến dự án 39 – 39B Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.HCM mà công ty đã nhận chuyển nhượng từ 2 công ty tư nhân. Việc chuyển nhượng đã hoàn tất cho đối tác từ năm 2014. Vụ việc trên không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Quốc Cường Gia Lai.
Hiện tại công ty vẫn hoạt động bình thường, các hoạt động kinh doanh và giao dịch với đối tác vẫn đang được thực hiện. Hội đồng quản trị công ty sẽ sớm tìm người thay thế bà Như Loan phụ trách điều hành trong thời gian sớm nhất, để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến Quốc Cường Gia lai, đảm bảo hoạt động bình thường.
Trước đó, ngày 18/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Đây là động thái mới trong quá trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, tại Bình Định, là người sáng lập Quốc Cường Gia Lai từ năm 1994 tiền thân là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường. Năm 2007, công ty cổ phần hóa với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng, bà Loan kiêm nhiệm Chủ tịch, Tổng giám đốc đến năm 2020. Người thay thế bà Loan ngồi ghế Chủ tịch là ông Lại Thế Hà. Bà Loan giữ chức Tổng giám đốc.
Trên website của doanh nghiệp, hiện thông tin về ban lãnh đạo không thể hiện mà chỉ có dòng chữ đang cập nhật.
Quốc Cường Gia Lai hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản, thủy điện và trồng cây cao su, với nhiều dự án bất động sản có tiếng tại TP.Hồ Chí Minh.

Quốc Cường Gia Lai lên tiếng sau khi Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị bắt
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai vừa phát đi thông cáo báo chí liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty bị khởi tố và tạm giam để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
Theo Công ty, vụ việc trên vẫn đang trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Thị Như Loan đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan.
Sự việc trên chỉ liên quan đến Dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM mà công ty đã nhận chuyển nhượng từ 2 công ty tư nhân và chuyển nhượng hoàn tất cho đối tác từ năm 2014 như thông tin chính thức mà Công ty đã có phản hồi cơ quan truyền thông vào ngày 30/5 vừa qua.
“HĐQT sẽ sớm tìm người phụ trách điều hành công ty trong thời gian sớm nhất để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai, đảm bảo hoạt động bình thường của Công ty Quốc Cường Gia Lai”, thông cáo báo chí nêu rõ.
Quốc Cường Gia Lai nói vụ việc trên không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty. Các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng, cổ đông, đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty vẫn được đảm bảo.
Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự. Ngay trong ngày 19/7, hàng chục cảnh sát cơ động, điều tra viên của Bộ Công an và đại diện Viện Kiểm sát đã đến khám xét nhà nhà bà Nguyễn Thị Như Loan.

Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan
Ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Mở rộng điều tra vụ án, ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Cùng ngày 18/7/2024, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Công an xuất hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bị bán tháo
Sáng 19/7, Công an xuất hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Theo đó, lực lượng công an và Viện KSND Tối cao vẫn đang túc trực tại căn biệt thự gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCGL), trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3, TP. HCM).
Quanh khu vực có nhiều xe ô tô biển số xanh của Bộ Công an… Phía bên trong căn biệt thự có nhiều cảnh sát cơ động, điều tra viên, kiểm sát viên... vào bên trong. Ở cổng sau biệt thự cũng có nhiều ô tô biển xanh án ngữ.
Sau khi công an bất ngờ xuất hiện tại nhà bà Như Loan, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai trong phiên sáng nay (19/7) ngay khi mở cửa đã giảm giá và sau khoảng thời điểm 10h thì bị bán rất mạnh, giảm kịch sàn xuống còn 9.070 đồng/đơn vị.
Nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi cổ phiếu QCG (Ảnh chụp màn hình).
Đến 10h40, khối lượng giao dịch khớp lệnh tại QCG đạt 1,5 triệu cổ phiếu nhưng đã hoàn toàn trắng bên mua, dư bán giá sàn hơn 2 triệu đơn vị. Thống kê cho thấy có 802.300 cổ phiếu QCG được giao dịch tại mức giá sàn, tuy nhiên, tốc độ giao dịch đang cho thấy sự chững lại.
Trước đó, sáng 30/6, QCGL đã tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2024. Tuy nhiên, do chỉ có đại diện hơn 18% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt nên ĐHCĐ của QCGL đã không được tiến hành.
Nguyên nhân là Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan gặp vấn đề về sức khỏe. Hiện bà Như Loan đang sở hữu hơn 37% vốn QCGL. Ngoài sự vắng mặt của bà Loan, cổ đông lớn nắm 14,3% vốn của QCGL là bà Huyền My cũng không xuất hiện tại ĐHCĐ. Bà My là con gái của bà Loan.
Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật.

Ông Phạm Ngọc Quốc Cường tiếp tục tố Jack bịa chuyện Messi tặng áo, ăn tối cùng
Sáng ngày 8/9, doanh nhân Quốc Cường - người đưa ca sĩ Jack gặp cầu thủ Messi tiếp tục có bài viết mới nhất đăng tải trên trang cá nhân Facebook. Trong đó, ông Phạm Ngọc Quốc Cường khẳng định Jack cung cấp nhiều thông tin sai sự thật về cuộc gặp Messi trong buổi họp báo. Ông Cường cho biết, không có chuyện Jack ăn tối với Messi.

Ông Phạm Ngọc Quốc Cường tiếp tục tố Jack bịa chuyện Messi tặng áo, ăn tối cùng
Sáng ngày 8/9, doanh nhân Quốc Cường - người đưa ca sĩ Jack gặp cầu thủ Messi tiếp tục có bài viết mới nhất đăng tải trên trang cá nhân Facebook. Trong đó, ông Phạm Ngọc Quốc Cường khẳng định Jack cung cấp nhiều thông tin sai sự thật về cuộc gặp Messi trong buổi họp báo. Ông Cường cho biết, không có chuyện Jack ăn tối với Messi.

Doanh nhân Quốc Cường tiết lộ đã tìm ra tài khoản tung tin đồn Jack đầu tư 60 tỷ
Người tuyên bố đã tìm ra tài khoản tung tin đồn Jack đầu tư 60 tỷ để gặp Messi chính là doanh nhân Phạm Ngọc Quốc Cường. Doanh nhân này chia sẻ chỉ mất 15 phút để tìm ra người này.

Doanh nhân Quốc Cường tiết lộ đã tìm ra tài khoản tung tin đồn Jack đầu tư 60 tỷ
Người tuyên bố đã tìm ra tài khoản tung tin đồn Jack đầu tư 60 tỷ để gặp Messi chính là doanh nhân Phạm Ngọc Quốc Cường. Doanh nhân này chia sẻ chỉ mất 15 phút để tìm ra người này.

Messi tham gia MV của Jack: Mạng xã hội dậy sóng sau chia sẻ của doanh nhân Phạm Ngọc Quốc Cường
Việc siêu sao bóng đá Messi tham gia vào MV “Từ nơi tôi sinh ra” của ca sĩ Jack đã tạo nên sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Messi tham gia MV của Jack: Mạng xã hội dậy sóng sau chia sẻ của doanh nhân Phạm Ngọc Quốc Cường
Việc siêu sao bóng đá Messi tham gia vào MV “Từ nơi tôi sinh ra” của ca sĩ Jack đã tạo nên sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.