Phú Thọ: Triển khai mô hình sản xuất lúa nếp Gà gáy theo hướng hữu cơ

Là đặc sản quý hiếm, lâu đời của đồng bào dân tộc Mường xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, nếp Gà gáy đang được triển khai trồng theo hướng hữu cơ.
Thanh Hóa: Liên kết sản xuất lúa nếp đạt hiệu quả cao Nhà nông phấn khởi nhờ mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao

Năm 2023, mô hình sản xuất lúa nếp Gà gáy vụ mùa theo hướng hữu cơ được Hợp tác xã sản xuất gạo nếp Gà gáy và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung triển khai trên tổng diện tích 24 ha với 125 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 1,8 tỉ đồng; trong đó kinh phí hỗ trợ sau đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 468 triệu đồng.

Mẫu mã sản phẩm nếp Gà gáy được thiết kế bắt mắt người tiêu dùng (Ảnh: Nguyễn Thế Lượng)
Mẫu mã sản phẩm nếp Gà gáy được thiết kế bắt mắt người tiêu dùng (Ảnh: Nguyễn Thế Lượng)

Mô hình sử dụng các loại phân bón vi sinh và chế phẩm sinh học do Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Bảo Quang Minh sản xuất, hỗ trợ thực hiện. Đánh giá hiệu quả sau một thời gian thực hiện cho thấy, mô hình sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao. Năng suất bình quân đạt khoảng 152 kg/sào, tương đương gần 41 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất vô cơ khoảng 12 kg/sào, tương đương 3,2 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được đạt gần 1,1 triệu đồng/sào, tương đương 29,7 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất vô cơ khoảng 320 nghìn đồng/sào, tương đương 9,7 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thu được từ mô hình dự kiến đạt khoảng 722 triệu đồng.

Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất vô cơ còn góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường nông thôn và hệ sinh thái đồng ruộng. Đặc biệt, tránh gây ô nhiễm nguồn nước do không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Điều quan trọng nhất là mô hình đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất, canh tác lạc hậu của đồng bào vùng cao; hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.

Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã sản xuất gạo nếp Gà gáy và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung
Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã sản xuất gạo nếp Gà gáy và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung

Những năm gần đây, huyện Yên Lập đã tạo điều kiện thuận lợi để Hợp tác xã sản xuất gạo nếp Gà gáy và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thương hiệu hàng hóa gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung. Huyện cũng tổ chức cho bà con tại địa phương tham gia tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Là đầu mối cung cấp giống, phân bón và tiêu thụ sản phẩm cho bà con, Hợp tác xã sản xuất gạo nếp Gà gáy và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Mỹ Lung đã đẩy mạnh hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm, mua máy móc nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Từ đó, tăng thu nhập cho các thành viên và người dân địa phương.

Hợp tác xã cũng chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc theo hướng sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là các khâu chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, để tạo niềm tin trên thị trường, sản phẩm gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung được hợp tác xã đóng gói vào bao bì có trọng lượng 2kg/túi và 5kg/túi với họa tiết in 6 màu có logo, cúp vàng và giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019. Sản phẩm có hướng dẫn sử dụng, địa chỉ, đơn vị sản xuất đóng gói, mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất nếp Gà gáy Mỹ Lung, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát triển cũng như xây dựng thương hiệu cho giống lúa này. Năm 2019, gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung đoạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Năm 2021, sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Năm 2022, sản phẩm tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022 với nội dung “Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo nếp gà gáy Mỹ Lung của tỉnh Phú Thọ”.

Thấy được lợi ích từ đặc sản gạo nếp Gà gáy, ngày càng có nhiều hộ dân ở xã Mỹ Lung tham gia trồng trọt và mở rộng diện tích. Đến nay, ở xã Mỹ Lung có trên 70% số hộ tham gia trồng lúa nếp Gà gáy. Với doanh thu hằng năm ước đạt trên 2 tỷ đồng đã giúp các thành viên của hợp tác xã sản xuất kinh doanh gạo nếp Gà gáy và người dân xã Mỹ Lung vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Xã miền núi Mỹ Lung với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc Mường, sinh sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Lúa nếp Gà gáy là một trong những sản phẩm chủ lực đem lại giá trị vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào nơi đây. Ngày càng có nhiều hộ đồng bào biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm..
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Phiên bản di động