Phát triển thị trường carbon: Cơ hội nào cho Việt Nam?

Việt Nam với ¾ đất là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích, trung bình 40 USD/tấn phát thải carbon/ha thì thị trường carbon mang lại nguồn thu không nhỏ.
Hình thành thị trường carbon toàn cầu: Thách thức từ quy tắc thương mại Phát triển thị trường carbon: Một hướng đi nhiều lợi ích

Việt Nam từng bước thực hiện mục tiêu

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010.

Phát triển thị trường carbon: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Trồng rừng để phát triển thị trường carbon

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 như cam kết tại COP26, Việt Nam phải giải bài toán vừa hướng tới một nền kinh tế carbon thấp đồng thời có tốc độ phát triển vượt bậc.

Từng bước thực hiện mục tiêu, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã quy định việc tổ chức và thực hiện thị trường carbon. Thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế, phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định, được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước.

Gần đây nhất, ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường carbon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP xác định mục tiêu và lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước được chia làm 2 giai đoạn từ nay đến hết năm 2027 và từ năm 2028 trở đi. Cụ thể, đến hết năm 2027, nước ta tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đồng thời đề ra mục tiêu thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được thực kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.

Giai đoạn từ năm 2028, Việt Nam sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; đồng thời quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Thị trường carbon, cơ hội nào cho Việt Nam?”, do Báo Giao thông tổ chức ngày 20/4, ông Nguyễn Thành Công - Phó Trưởng phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Thị trường carbon rất được quan tâm trên thế giới, hạn ngạch trên thị trường châu Âu đang giao dịch từ 80 – 100 euro/tấn. Về hoạt động thị trường kinh doanh hiện có 2 loại hàng hóa, đó là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Trên thế giới, 2 loại hàng hóa này giao dịch khá mạnh mẽ. Thị trường carbon khoảng 40 quốc gia và khu vực đang triển khai công cụ đánh giá với giá trị giao dịch hàng trăm tỉ USD/năm.

Phát triển thị trường carbon: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Chia sẻ tại hội thảo, khách mời đã thảo luận, đề cập đến cơ hội kinh doanh carbon tại Việt Nam

Đánh giá về thị trường carbon trong nước và thế giới, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, chủ đầu tư một dự án carbon tại Hà Tĩnh – cho hay: Tín chỉ carbon ngày càng khan hiếm trên thế giới trong khi Việt Nam có tới ¾ đất là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Theo tính toán, nếu chúng ta chặt rừng để trồng keo thì bình quân mỗi năm thu được khoảng 75 triệu đồng/1ha, nhưng nếu làm phát thải carbon ở mức có thể đạt 150 tấn phát thải carbon/ha, với mức thu nhập bình quân 40 USD/tấn thì là 6.000 USD/1 ha/1năm. “Đây là mức trung bình còn hiện chúng tôi đo đạc ở một số khu vực sinh quyển tốt như Hương Sơn (Hà Tĩnh) đạt tới 196 tấn carbon/năm, vùng nghèo ở Hà Tĩnh vào khoảng 110 tấn, đặc biệt rừng cây bản địa còn có giá trị cao hơn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê, kết thúc năm 2021, giá tín chỉ phát thải carbon tại EU-ETS ở mức hơn 80 euro/tấn, cao hơn gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020, do nhu cầu từ các nhà đầu tư tăng mạnh và EU siết chặt các chính sách về khí hậu cho mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030.

Thị trường carbon toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt được thúc đẩy bởi Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu với các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon và cơ bản hoàn thiện Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris, bao gồm Điều 6 trực tiếp liên quan đến thị trường carbon.

Mặc dù vậy, tại Việt Nam, thị trường carbon còn khá mới mẻ cả về thông tin, kiến thức, hành lang pháp lý và các bên đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia, giao dịch. Vì vậy, chia sẻ tại hội thảo khách mời cũng đã thảo luận, đề cập đến cơ hội kinh doanh carbon tại Việt Nam; lộ trình phát triển thị trường này trong nước; điều kiện cần và đủ để tham gia thị trường; lợi ích người dân, doanh nghiệp nhận được khi thị trường phát triển; đề xuất, khuyến nghị chính sách, giải pháp và hành động nhằm phát triển thị trường này...

Thanh Tâm

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Phát động hưởng ứng

Đà Nẵng: Phát động hưởng ứng ''Giờ Trái đất năm 2025''

Thành phố Đà Nẵng kêu gọi người dân, du khách hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025 bằng cách tắt đèn và các thiết bị không cần thiết từ 20h30 - 21h30 hôm nay (22/3).
Ngành điện miền Nam hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Ngành điện miền Nam hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025, ngành điện miền Nam tích cực triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội.
Hà Nội: Đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng

Hà Nội: Đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng

Tổng công ty Vận tải Hà Nội và Ngân hàng BIDV ký Biên bản ghi nhớ chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng giai đoạn 2024-2035.
Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV

Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV

UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên qua địa bàn tỉnh Yên Bái.
Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Ngày 11/2/2025, tại Lai Châu đã diễn ra cuộc họp giữa UBND tỉnh Lai Châu và EVNNPT nhằm tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án truyền tải điện
Để chính sách năng lượng thúc phát triển giao thông xanh

Để chính sách năng lượng thúc phát triển giao thông xanh

Giao thông xanh là việc áp dụng công nghê nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ thống giao thông đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng.
21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Ngành Điện Tuyên Quang chủ động triển khai các biện pháp, cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành điện miền Nam quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, đóng điện đưa vào vận hành 7 công trình điện tại các tỉnh, thành phía Nam.
Phát triển xe điện cần linh hoạt, đồng bộ về chính sách

Phát triển xe điện cần linh hoạt, đồng bộ về chính sách

Việt Nam cần có chính sách đồng bộ trong thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh, giảm phát thải, tăng dung lượng xe điện.

Tin khác

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Việt Nam đang triển khai xây dựng thị trường carbon, dự kiến đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ này.
Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

4 quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản đang được Bộ Công Thương nỗ lực triển khai nhằm tạo đột phá cho đất nước phát triển, tiến vào kỷ nguyên mới.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh phát triển năng lượng và mạng lưới điện trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy-Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

2 dự án được chuyển đổi từ nhiệt điện than sang dự án điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tại Quảng Bình, Quảng Trị đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững.
Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, đối với dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, phần cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/9).
Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà nêu quan điểm tại Diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.
Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Đầu tư cơ sở hạ tầng trạm sạc với các quy chuẩn đồng nhất là 'chìa khóa' thúc đẩy phát triển xe điện ở Việt Nam.
Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi FED chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Phiên bản di động