Nợ xấu ngân hàng gia tăng
Lo ngại nợ xấu, lãi suất khó giảm sâu Nợ xấu khó bán, tài sản thế chấp có nguy cơ “bốc hơi” Nợ xấu thẻ tín dụng tăng kỷ lục |
Bên cạnh bức tranh lợi nhuận u ám của một số ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023, nợ xấu là vấn đề được quan tâm khi có sự gia tăng đáng kể so với đầu năm.
Những ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý III cho thấy bức tranh lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn |
Đặc biệt, nếu tính nợ xấu nội bảng cộng thêm các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng (gồm các khoản được giữ nguyên nhóm, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái…), tỉ lệ này là 6,16%, tương đương 768.000 tỷ đồng.
Còn ở PGBank, nợ xấu đến cuối tháng 9 đã tăng lên mức 796 tỷ đồng. Mức tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3, từ 62 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 176 tỷ đồng vào cuối quý III. Đáng chú ý nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở mức 436 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 55% tổng nợ xấu.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân nợ xấu gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn chung, căng thẳng địa chính trị kéo dài. Trong nước, nền kinh tế chịu tác động, tăng trưởng chậm lại hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu nhập người lao động bị ảnh hưởng, kéo theo khả năng trả nợ suy giảm.
Nợ xấu đã có dấu hiệu cảnh báo từ những báo cáo tài chính của các ngân hàng từ quý I. Thêm vào đó, từ đầu năm các ngân hàng chật vật rao bán một loạt các khoản nợ.
Trong khi đó, những khoản có tính chất tương tự như tín dụng nhưng không được phân loại nhóm nợ vì không có quy định cụ thể. Trong báo cáo tài chính, khoản này nằm trong mục các tài sản có khác như khoản phải thu, tài sản có khác, chứng khoán đầu tư (trong đó có chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành), ủy thác đầu tư…