Lo ngại nợ xấu, lãi suất khó giảm sâu

Theo các ngân hàng, mặc dù rất muốn giảm lãi suất để kích cầu tín dụng, song các ngân hàng đang tồn một lượng không nhỏ vốn huy động với lãi suất cao.
Hạ lãi suất điều hành, kênh đầu tư chứng khoán có hấp dẫn hơn? Giảm lãi suất không quan trọng bằng doanh nghiệp tiếp cận được vốn

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023 diễn ra mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất. Trước đó, NHNN cũng đã tiếp tục giảm lãi suất điều hành nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho người vay và hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi giảm lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay mới bình quân giảm về 9,07%

Khảo sát biểu lãi suất huy động tại 34 ngân hàng trong nước cho thấy, sau đợt giảm đồng loạt vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, lãi suất huy động cao nhất đối với kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng hiện là 8,5%/năm, được áp dụng tại ngân hàng GPBank.

Chú thích ảnh
Lãi suất huy động ngân hàng OCB ở kỳ hạn 12 tháng đang niêm yết 8,1%.

Ngoài GPBank, chỉ còn một số ngân hàng niêm yết lãi suất trên mức 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng như ABBank (8,3%), VietABank (8,2%), VIB (8,2%), PVComBank (8,2%), OCB (8,1%), BaoVietBank (8,1%). Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân lớn hiện áp dụng mức lãi suất 7,2 - 7,8% cho kỳ hạn 12 tháng. Với nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng, lãi suất huy động kỳ hạn này chỉ khoảng 6,8%.

So với mức cao điểm ghi nhận vào cuối tháng 1, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại hầu hết ngân hàng đã giảm 0,6 - 2 điểm %. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hầu hết đã giảm 1,5 - 2 điểm %.

Đối với lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng mới đây đã cập nhật lãi suất cơ sở theo xu hướng giảm. Cụ thể, kể từ 1/6, TPBank điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở áp dụng cho tất cả các khoản vay hiện hữu đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Theo đó, lãi suất cơ sở khách hàng cá nhân kỳ 12 tháng (kỳ điều chỉnh) là 10,97%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 10,75%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, lãi suất cơ sở cũng được điều chỉnh xuống 8,9 - 9,7%/năm đối với ngắn hạn, 9,2 - 10%/năm đối với trung hạn và 9,3 - 10,1%/năm đối với dài hạn.

Tại Techcombank, từ ngày 31/5, lãi suất cơ sở chuẩn cho mục đích vay mua bất động sản là 8,8%/năm, thấp hơn 0,6 điểm % so với mức 9,4%/năm được niêm yết trong tháng 4. Lãi suất cơ sở dự án (các khoản vay mua bất động sản thuộc điều chỉnh theo lãi suất cơ sở dự án) cũng được điều chỉnh từ 9,4 - 9,85%/năm xuống 8,8 - 9,25%/năm.

Lãi suất cở sở khách hàng cá nhân vay có tài sản bảo đảm tại VPBank cũng được giảm về 10% kỳ hạn 6 tháng, 10,5%/năm kỳ hạn 12 tháng, trên 11%/năm đối với kỳ hạn từ 3 năm.

Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng 6, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cũng đã cho biết, sau rất nhiều động thái điều hành của NHNN từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất cũng cho vay đã giảm, số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay của các bảng vay mới bình quân hiện tại khoảng 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm ngoái.

Ông Phạm Thanh Hà cũng tin tưởng, mặt bằng lãi suất đang giảm và cũng sẽ giảm trong thời gian tới. Hiện NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ. Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp. Còn dư nợ mới, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện.

Rào cản từ nợ xấu

Tuy nhiên, nhìn từ báo cáo tài chính quý 1/2023 của nhiều ngân hàng cho thấy, nợ dưới chuẩn gia tăng. Cụ thể, nợ xấu tại Eximbank trong quý đầu năm 2023 tăng gần 30%, lên 3.047 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,8% lên 2,3% và dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng 7%.

Tương tự, cuối quý 1/2023, số dư nợ xấu của MB là 8.452 tỷ đồng, tăng 68% so với cuối năm 2022, đưa tỷ lệ nợ xấu từ hơn 1% lên gần 1,76%. Tại ACB, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 trong quý I/2023 tăng 31,5%, lên 4.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 0,74% lên 0,97%...

Theo số liệu mới nhất của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 2/2023 là 2,91%, tăng so với mức 2,46% cuối năm 2016, mức 1,49% cuối năm 2021 và mức 2% cuối năm 2022. Mặc dù theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới 3%, nhưng qua rà soát, đánh giá, NHNN nhận thấy có một số khoản chưa phải là nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng có nguy cơ chuyển nợ xấu (như các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái...).

Điểm tích cực là hệ thống các tổ chức tín dụng đã chú trọng và có hành động thiết thực nhằm đảm bảo an toàn hoạt động thông qua tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Theo đó, các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ bao nợ xấu ở mức tương đối cao (khoảng 125% cuối năm 2022), trên mức trung bình của 5 năm qua (109,4%) và gấp đôi so với 10 năm trước (61% cuối năm 2012). Nhiều tổ chức tín dụng chủ động tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm tăng nguồn lực để ứng phó với nợ xấu phát sinh và gia tăng, trong đó có tỷ lệ bao nợ xấu cuối năm 2022 của Vietcombank đạt 317%, MB đạt 238%, BIDV đạt 215%...

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tăng buộc các ngân hàng buộc phải trích lập nhiều, dẫn đến chi phí tín dụng tăng và ít có dư địa để giảm lãi suất. Điều này đồng nghĩa, lãi suất trong thời gian tới khó có thể giảm sâu như kỳ vọng.

Thừa nhận vấn đề này, đại diện ngân hàng TPBank chi biết, thời gian qua các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Để có thể duy trì lãi suất cho vay thấp, các ngân hàng thương mại đã cố gắng tiết kiệm vốn và chi phí tối đa. Thế nhưng, quan trọng nhất trong cấu phần lãi suất cho vay là chi phí vốn. Nếu giảm được chi phí vốn, các ngân hàng mới có cơ hội giảm đáng kể lãi suất cho vay.

Chưa kể, quý 4/2022 và quý 1/2023, nhiều ngân hàng đang phải chịu mặt bằng lãi suất huy động quá cao, trong khi lãi suất huy động mới bắt đầu hạ nhiệt vài tháng. Việc cung - cầu tín dụng biến đổi quá nhanh (cuối năm 2022, cầu lớn, nhưng ngân hàng thiếu room; đầu năm nay, thanh khoản bắt đầu dồi dào, thì cầu tín dụng lại quá yếu) khiến nhiều ngân hàng đang ế một lượng “vốn đắt” rất lớn.

Theo các ngân hàng, mặc dù rất muốn giảm lãi suất để kích cầu tín dụng, song các ngân hàng đang tồn một lượng không nhỏ vốn huy động với lãi suất cao, cần thời gian để tiêu thụ hết mới có thể giảm lãi suất. Vì vậy, hiện một số ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất cho khách hàng vay mới, còn khách hàng hiện hữu chỉ giảm được trên cơ sở chọn lọc.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Ngân hàng OCB cho biết, công tác xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo là yêu cầu thường xuyên, liên tục của các tổ chức tín dụng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, song song với sự phát triển quy mô tín dụng và các sản phẩm cho vay. Các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước gần đây cũng đặt ra các thách thức mới trong xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng; do đó cần sự chủ động động và tích cực hơn nữa từ chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, từ đó tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu hiệu quả, thực chất hơn cho các tổ chức tín dụng và đáp ứng kỳ vọng của xã hội, đất nước.

Bàn về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành đã rất chủ động, quyết liệt, ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (gồm cả chính sách tài khóa về giãn, hoãn, giảm thuế, phí…), nhưng dự báo nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng có thể còn tăng trong năm 2023.

Đặc biệt, trong bối cảnh thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu chỉ được kéo dài đến hết năm 2023, việc luật hóa các quy định xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm liên quan trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là rất cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý bền vững cho xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn hoạt động cho các tổ chức tín dụng.

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Chuyển đổi xanh, sản xuất xanh đang là hướng tất yếu của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng xanh còn hạn chế.
Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Lãi suất gửi tiết kiệm được tính theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, gửi tiết kiệm không kỳ hạn...
Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Đến nay đã có 10 ngân hàng thực hiện giảm lãi suất huy động trực tiếp và online ngay sau cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng mới đây.
Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Giá USD bật tăng mạnh trong những ngày gần đây khiến các chuyên gia dự báo, đồng USD có thể chạm mốc 26.000 đồng trong quý III/2025.
Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Thu hút nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng Việt tăng vốn, mà còn là sự hỗ trợ về công nghệ, quản trị, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Báo cáo tài chính năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng ngang bằng thậm chí tăng gấp vài lần cùng kỳ năm trước.
Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Bên cạnh các dự án FDI, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2024 dự kiến tương đương với mức kỷ lục ghi nhận năm 2023.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Nhờ sự chủ động và đồng bộ triển khai nhiều giải pháp, TP. Cần Thơ đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Sau khi đổi tên từ Ocean Bank thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đơn vị này cũng đã kiện toàn bộ máy nhân sự.

Tin khác

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo FraudGuard CxO Roundtable 2024: Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML
Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các ngân hàng thương mại rục rịch triển khai các chương trình khuyến mãi để “hút” kiều hối.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết như thanh tra để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Sau khi ACB công bố danh sách các cổ đông nắm giữ trên 1% vốn, khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng có sự thay đổi chủ
Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard, khách hàng tận hưởng nhiều quà tang cực chat và thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Dù gánh khối nợ khổng lồ, chiếm 92,1% tổng tài sản và rơi vào tình cảnh khả năng trả nợ yếu nhưng Kita Invest vẫn được rót vốn.
Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Giữa năm 2023, VietABank bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay nhưng tới cuối năm 2023, VAB tiếp tục rót tiền cho HSTC, tài sản đảm bảo vẫn là dự án La Phù.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Năm 2025, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập không chuyên và trường chuyên ở Hà Nội tăng 5.000 học sinh so năm ngoái, trong đó có đến 70 trường tăng chỉ tiêu.
Phiên bản di động