Nhóm người nên hạn chế uống nước mía, vì sao?
Điều gì xảy ra cho cơ thể khi uống nước mía thường xuyên? Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát biến chứng? Có nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật? |
Thành phần dinh dưỡng từ cây mía
Vào những ngày hè nắng nóng, nước mía được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị ngon ngọt, thơm mát, giúp giải khát hiệu quả.
Trong cây mía, thành phần chủ yếu là đường saccarozơ, ngoài ra mía còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, crôm, cô-ban, đồng, magie, mangan, photpho, kali và kẽm. Nước mía không chỉ là nguồn cung cấp chất sắt cho cơ thể mà còn chứa nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2,... cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác phytonutrient, protein, chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan.
Nước mía được coi là loại thức uống giàu dinh dường và giải khát rất tốt. |
Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nước mía được cho là có khả năng giảm cholesterol xấu, giúp phòng chống bệnh ung thư, cân bằng đường huyết ở người mắc tiểu đường, giảm sốt, hỗ trợ quá trình giảm cân, đồng thời có tác dụng thanh lọc thận và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, thức uống ngon miệng này vẫn có một số đại kỵ khi thưởng thức mà bạn nên biết để phòng tránh.
Những người nên hạn chế uống nước mía
Người mắc bệnh tiểu đường: Trong nước mía có chứa một lượng đường tự nhiên, ước tính khoảng 70% là đường. Do đó, đây là một trong những thức uống mà người tiểu đường nên hạn chế để giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, không khiến bệnh thêm trầm trọng.
Người béo phì: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.
Người hay đầy bụng, đường ruột yếu: Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.
Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người đang uống thuốc: Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Những lưu ý khi uống nước mía Do nước mía chứa lượng đường khá lớn, vì thế nên nếu để quá lâu hoặc bảo quản không đúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây nhiễm khuẩn. Mặt khác, trong quá trình chế biến, nên sử dụng mía sạch và chế biến vệ sinh. Nước mía sau khi ép nên được uống ngay trong vòng 15 phút. Nếu không uống ngay, nên đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh để giữ tươi mới (không quá 1 buổi), vì sau thời gian này, quá trình oxy hóa có thể làm mất đi một số dưỡng chất. Không nên uống quá 2 ly nước mía mỗi ngày. Chọn mua nước mía ở nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh để an toàn. |