Nhìn lại chứng khoán tháng 5: Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản 'lép vế', nhóm ngành nào tăng mạnh nhất?
Chứng khoán tháng 6: Kích hoạt điểm nổ? Giá vàng hạ nhiệt, lãi suất đi lùi, chứng khoán tuần tới ra sao? Chứng khoán hôm nay 3/6/2024: Thị trường duy trì ở mức trung tính, nhà đầu tư hạn chế mua mới |
Nhận định được Công ty Cổ phần Chứng Khoán Nhất Việt (VFS) đưa ra tại báo cáo đánh giá tổng quan thị trường chứng khoán tháng 5/2024.
Theo các chuyên gia thuộc VFS, sau diễn biến hồi phục về vùng đỉnh cũ trong nửa đầu tháng 5/2024, VN-Index đang phải đối mặt với áp lực chốt lời lớn từ cả trong nước lẫn khối ngoại và đang đi ngang quanh vùng giá này để nỗ lực hấp thụ áp lực bán. Dòng tiền trên thực tế vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thị trường mà luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành có câu chuyện riêng.
Cụ thể, về chỉ số, sau diễn biến điều chỉnh mạnh trong tháng 4/2024, VN-Index đã ghi nhận một nhịp hồi phục mạnh mẽ trong nửa đầu tháng 5 khi các rủi ro về vĩ mô đã được phản ánh và diễn biến vĩ mô trong ngắn hạn dần ổn định hơn. Nhịp hồi phục đã đưa VN-Index về lại vùng 1.280 điểm và VN-Index đang hình thành biến động giằng co hẹp quanh vùng điểm số này với sự thận trọng trở lại của dòng tiền sau nhịp hồi phục mạnh cũng như lo ngại trước việc Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng biện pháp mạnh hơn để ổn định tỷ giá.
Chuyên gia VFS nhận định VN-Index vẫn đang phải đối mặt với áp lực chốt lời lớn, nhà đầu tư nên thận trọng (Ảnh: VFS) |
Về thanh khoản, thanh khoản tháng 5/2024 đạt khoảng gần 16,7 tỷ cổ phiếu, tăng nhẹ 6,4% so với tháng 3 và cao hơn trung bình 5 tháng gần nhất. Tương ứng, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tăng nhẹ lên khoảng 21,7 nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Mặc dù thanh khoản tăng dần theo chiều giá hồi phục giúp củng cố cho đà tăng ngắn hạn, thanh khoản cao trong diễn biến giằng co quanh vùng 1.280 điểm lại hàm ý về áp lực chốt lời tương đối lớn. Điều này cho thấy tâm lý giao dịch đang bị chi phối mạnh mẽ bởi những tín hiệu vĩ mô trong ngắn hạn và dòng tiền vẫn còn thận trọng với kịch bản tích cực của thị trường trong trung hạn.
Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường ghi nhận nhịp hồi phục, tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm trong tháng 5/2024. Tuy nhiên, dòng tiền đang thể hiện sự quan tâm đến các nhóm ngành midcap và smallcap thay vì các nhóm ngành có vốn hóa lớn. Cụ thể, nhóm ngành du lịch tiếp diễn đà tăng mạnh 25,64% với đại diện nổi bật là HVN (Vietnam Airlines).
Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng trung bình 16,08% khi giá dầu có diễn biến khởi sắc. Các cổ phiếu tiêu biểu của nhóm ngành này như PVD, PVS, BSR đều ghi nhận đà tăng tích cực.
Các nhóm cổ phiếu midcap khác như hóa chất, bảo hiểm, bán lẻ, điện đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 10% về giá.
Ngược lại, các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản đều thuộc nhóm tăng giá thấp nhất.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia VFS đưa ra hai kích bản thị trường trong thời gian tới.
Kịch bản thứ nhất, VN-Index hấp thụ được hoàn toàn áp lực bán, bứt phá vùng kháng cự 1.280 điểm. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên 70% - 80% khi thị trường ghi nhận những phiên điều chỉnh ngắn.
Kịch bản thứ hai, VN-Index tiếp tục điều chỉnh về vùng 1.230 điểm để thu hút thêm dòng tiền nhập cuộc. Nhà đầu tư nên cơ cấu danh mục về nhóm cổ phiếu cơ bản, có tiềm năng trong dài hạn để nắm giữ, có thể hạ tỷ trọng cổ phiểu xuống 30%.
“VN-Index đang phải đối mặt với áp lực chốt lời lớn từ cả trong nước lẫn khối ngoại và đang đi ngang quanh vùng giá này để nỗ lực hấp thụ áp lực bán. Dòng tiền trên thực tế vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thị trường mà luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành có câu chuyện riêng. Do đó nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ vị thế hiện tại theo các khuyến nghị trong các báo cáo ngày hoặc tuần của chúng tôi”, báo cáo của VFS nêu.