Nhiều thị trường tăng cường mua nông sản của Việt Nam
Sức bật của xuất khẩu nông sản trong những tháng cuối năm Xuất khẩu rau quả tăng 28%, dự báo cuối năm sẽ tiếp tục thuận lợi? |
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả mang về hơn 700 triệu USD, tăng 26,8% so với tháng trước và tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 4,63 tỷ USD, tăng 30,6 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đã nổi lên là nhà cung ứng rau quả nhiệt đới với những mặt hàng đạt doanh số tỷ USD, như thanh long và sầu riêng. Các loại quả như xoài, chanh leo… cũng mang về vài trăm triệu USD mỗi năm.
Xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD trong năm nay. Ảnh: Cẩm Tú |
Rất nhiều quốc gia tăng mua rau quả từ Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kết quả tích cực nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc và các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, và Nhật Bản.
Trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của rau quả, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 7 tháng năm 2024 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Trong đó, các thị trường xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan… đều tăng nhập khẩu từ các nhà cung ứng Việt, hứa hẹn gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong những tháng cuối năm và các năm tới. Tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc với kim ngạch lần lượt là 189 và 188 triệu USD, tăng 31% và 51%.
Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang nhiều thị trường ghi nhận tăng trưởng đột biến như: Thái Lan, Hàn Quốc (tăng 51,1%), Đức (tăng 118,7%) và Canada (tăng 56,1%) với cùng kỳ năm 2023.
Theo Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 8 tháng năm 2024, nguồn cung rau quả nhìn chung vẫn khá dồi dào khi sản lượng sầu riêng tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023; ổi tăng 5,5%; mít tăng 3,8%; chanh leo tăng 3,2%; cam tăng 2,4%; riêng thanh long giảm hơn 6%. Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả tiếp đà tăng trưởng khả quan với nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.
Dự báo sang quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng từ các thị trường thế giới vào dịp cuối năm, nhất là Trung Quốc, cộng với hiệu quả từ các Hiệp định thương mại, các Nghị định thư.
Cũng theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/7/2024, tổng diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam đạt khoảng 1,29 triệu ha, tăng khoảng 20.000 ha so với năm 2023. Thời điểm này, nhiều loại trái cây bước vào chính vụ, như sầu riêng, thanh long, dứa, dưa hấu, xoài, nhãn, vải..., tạo ra lượng hàng hóa lớn cho cả xuất khẩu tươi và chế biến sâu.
Từ nay đến cuối năm, bên cạnh việc khai thác tốt thị trường truyền thống Trung Quốc, ngành hàng rau quả nước ta có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng lớn như Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, nhu cầu rau quả của thị trường thế giới cũng gia tăng vào quý cuối năm, nhất là đối với mặt hàng sầu riêng và dừa sang thị trường Trung Quốc. Năm 2024, dự báo xuất khẩu sầu riêng có thể tăng lên hơn 3,2 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2023. Tương tự, xuất khẩu dừa tươi có thể tăng 50% so với năm 2023 lên khoảng 200 triệu USD trong năm 2024.