Nhiều nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ việc giảm lãi suất
Ngân hàng tăng tốc chặng đua giảm lãi suất tiết kiệm Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi |
Thị trường chứng khoán chưa thể hiện rõ xu hướng tăng điểm mạnh nhưng kịch bản giảm sâu cũng như biến động giá lớn sẽ không còn là mối lo ngại. Thông tin đáng chú ý nhất tuần qua là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm 0,5% lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với Tổ chức tín dụng (TCTD), giảm 0,5% lãi suất tái cấp vốn, giảm 0,5% lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô.
![]() |
Theo nhận định của các chuyên gia, lãi suất giảm sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Việc NHNN giảm lãi suất điều hành cũng góp phần giúp ổn định tâm lý thị trường, từ đó có thể tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư trong ngắn hạn. Sự chuyển biến này có thể nhận thấy qua việc các tâm lý bất an dần được cởi bỏ và dòng tiền đã quay lại chứng khoán tích cực hơn trong 1 tháng vừa qua. Theo thống kê của Agriseco Research từ năm 2008, khi NHNN Việt Nam bắt đầu 1 chu kỳ giảm lãi suất thì chứng khoán thường tăng trong 1 năm sau đó với mức tăng bình quân 19%/năm. Trong đó, một số nhóm ngành nhạy cảm với sự thay đổi của mặt bằng lãi suất như chứng khoán, bất động sản và ngân hàng kỳ vọng sẽ được hưởng lợi trước tiên.
![]() |
Bất động sản là một trong những ngành hưởng lợi khi hạ lãi suất. Ảnh: Gia Miêu |
Với thông tin về việc tiếp tục giảm mức trần huy động ở mức 0,5%, Công ty Chứng khoán (CTCK) Mirae Asset đánh giá điều này sẽ tác động tích cực tới những nhóm ngành có tổng dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn ở mức cao. Dựa theo số liệu chốt năm 2022, nhóm chuyên gia đưa ra 5 ngành hiện tại đang có mức vay nợ cao và dự báo sẽ hưởng lợi trong ngắn hạn trước quyết định giảm lãi suất này, bao gồm: bất động sản, thép, thực phẩm, nuôi trồng nông và hải sản, và xây dựng.
Mirae Asset dùng lợi nhuận trước thuế 2022 làm cơ sở ước tính, với kịch bản trung tính nhất ở mức giảm lãi suất cho vay xuống 0,5%, sẽ giúp cho ngành thép có phần cải thiện tăng lợi nhuận trước thuế lớn nhất ở mức 4,2%, và nhóm thực phẩm có mức biến động thấp nhất với 1,1%. Mặt khác, có thể trong ngắn hạn, việc giảm lãi suất phần nào sẽ giúp cho lợi nhuận của các nhóm ngành nêu trên được cải thiện bù đắp trong bối cảnh những yếu tố đầu vào có thể bị tác động tiêu cực bởi việc tăng giá điện 3% ngược chiều.
Trong khi đó, theo quan điểm của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), việc NHNN giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, và hiện tại cả hai lĩnh vực đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động.
Theo nhận định của các chuyên gia ACBS, ngành sản xuất của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy, chúng ta có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đó. Bên cạnh đó, khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023. Bên cạnh đó, Chính phủ dự định đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023, đây cũng là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Nhận định chứng khoán 8/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới
Tin khác

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Nhận định chứng khoán 3/4: Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh

Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 1/4: Không nên bán đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 31/3: Cân nhắc chốt lời

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Nhận định chứng khoán 28/3: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 26/3: Hạn chế mua đuổi
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
