Nguyễn Đăng Quang: Hành trình từ kinh doanh mì tôm đến “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam

Đi lên từ khởi nghiệp mì gói tại khu vực Đông Âu, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang – ông chủ Tập đoàn Masan khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
Ông Nguyễn Đăng Quang rời khỏi danh sách tỷ phú USD, tài sản tỷ phú Việt rơi mạnh Bí ẩn Nguyễn Đăng Quang: Đại gia 10 cổ phiếu Các thương hiệu hàng tiêu dùng đình đám liên tục chứng kiến doanh số sụt giảm

Tiến sĩ Vật lý khởi nghiệp bằng đi bán mì gói

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 là người gốc Quảng Trị, là một trong những doanh nhân có xuất phát điểm làm giàu từ vùng đất Đông Âu. Thời thơ ấu nghèo khó đã khiến ông không ngừng cố gắng nỗ lực học tập suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Với sự thông minh và chăm chỉ của bản thân, ông luôn là cái tên tiêu biểu thường xuyên được vinh danh tại trường. Nhờ đạt được nhiều thành tích học tập xuất sắc, ông Quang đã có cơ hội được cử đi du học nước ngoài.

Ông tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Nga, một minh chứng rất rõ cho sự cống hiến không mệt mỏi và nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian theo học của ông. Thành tích danh giá này còn mang đến cho ông những cơ hội quý báu khi được học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý.

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan. Ảnh: Forbes
Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan. Ảnh: Forbes

Tiếp tục niềm đam mê với tri thức, ông dấn thân vào lĩnh vực khoa học, rồi theo học và tốt nghiệp với tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Belarus. Những hiểu biết sâu sắc thu được từ những hoạt động học thuật này là tiền đề quan trọng trong việc định hình thành công và thúc đẩy tinh thần đổi mới trong suốt sự nghiệp kinh doanh sau này của ông.

Sau khi tốt nghiệp, vị doanh nhân này không lựa chọn về nước mà quyết định ở lại Nga lập nghiệp. Nhìn lại lớp doanh nhân thành đạt hiện nay, dù hình thành từ nhiều hoàn cảnh và xuất phát điểm khác nhau nhưng dường như thường có điểm chung là được đào tạo từ Liên Xô và Đông Âu cũ.

Dẫu thuộc nhóm doanh nhân người Việt khởi nghiệp tại Đông Âu, nhưng thay vì chung hướng đi với những doanh nhân thành đạt khác là đầu tư vào bất động sản, tài chính… thì ông Nguyễn Đăng Quang lại lựa chọn thực phẩm mì gói để bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình.

Năm 1990, dựa vào những kiến thức được học cùng trí lược tài tình, ông bắt đầu khởi nghiệp thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại Nga – đây cũng được coi là nền móng cho sự lớn mạnh của Tập đoàn Masan sau này.

Trong quá trình khởi nghiệp, bằng sự nhạy bén với thị trường, ông Quang nhận ra rằng, không nên chỉ dừng vào việc bán hàng cho người Việt Nam, mà hơn 140 triệu người Nga thời điểm đó cũng cần. Do đó, từ việc chỉ bán mì cho người Việt, ông đã quyết định đầu tư nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng để mở rộng tệp khách hàng.

Việc lựa chọn sản phẩm mì gói để khởi nghiệp của ông Quang đã từng khiến nhiều người thắc mắc bởi nó chẳng hề liên quan đến ngành học, một nhân tài được nhà nước đầu tư xuất ngoại rồi lại đi buôn mì gói... Không ngần ngại trước những thắc mắc ấy, ông Quang từng giãi bày bản thân ông ngay từ ban đầu vốn không có ý định chọn sản phẩm này nhưng bối cảnh đã khiến ông phải lựa chọn.

“Hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu no bụng của người Việt Nam là ưu tiên cấp thiết, cách tốt nhất, nhanh nhất mà họ có được là một gói mì”, ông Quang từng chia sẻ.

Tiếp nối thành công của sản phẩm mì gói, ông tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sang sản xuất và đầu tư vào các mặt hàng sản phẩm khác như đậu nành, cá và tương ớt.

Nhìn lại lịch sử phát triển của Masan, có thể khẳng định sản phẩm mì gói – mì ăn liền là sản phẩm tiên phong đi đầu cũng nhờ nó mà giới truyền thông thường ca tụng doanh nhân Nguyễn Đăng Quang là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi ông là những người đầu tiên đã đem đến dòng sản phẩm này trên thị trường Nga.

Khát vọng dẫn dắt thị trường

Năm 2001, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang quay trở về quê nhà sau một khoảng thời gian dài lập nghiệp nơi xứ người. Nhưng lần trở về này đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp lẫy lừng rực rỡ của doanh nhân gốc Quảng Trị khi ông đã mang thương hiệu Masan Food về Việt Nam, khơi màn khai trương bằng sản phẩm đầu tiên là nước tương Chin – su vẫn tiếp tục tồn tại cho đến bây giờ. Rồi tiếp đó là các sản phẩm khác được bày bán như nước mắm, mì ăn liền, hạt nêm…

Chinsu là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Ảnh: baodautu
Chinsu là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Ảnh: baodautu

“Nhu cầu không phải là cách mà người tiêu dùng nhận thức về nhu cầu mà là cách nhà kinh doanh nhận biết, tưởng tượng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy” với quan điểm kinh doanh ăn sâu bén rễ vào tiềm thức này, Chủ tịch tập đoàn Masan đã hoạch định chiến lược với khát vọng cực kỳ rõ ràng chính là dẫn dắt thị trường bằng sản phẩm mình tạo ra, thuyết phục, “buộc” thị trường tiếp nhận những sản phẩm ấy.

Có định hướng cụ thể, rõ ràng, với từng bước đi tuy chậm mà chắc, ông Nguyễn Đăng Quang đã đưa tập đoàn chạm đến những đỉnh cao vang dội. Tháng 11/2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 32.000.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, tăng vốn lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.

Đến năm 2007, Masan bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gói Việt Nam bằng sản phẩm Omachi.

Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) đồng thời chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Chưa dừng lại ở khát vọng chiếm lĩnh thị phần hàng tiêu dùng trong nước, Masan tiếp tục bày tỏ mong muốn vươn đến các thị trường ở những quốc gia kế cận, xung quanh. Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan kèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, cuối tháng 9/2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.

Tính tới nay, có thể khẳng định thành công của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang cùng hệ sinh thái Masan cực kỳ rực rỡ. Theo Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021 của Vietnam Report, Masan xuất sắc ghi danh trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021 và đứng thứ 15 trong tổng Bảng xếp hạng.

Những thành tích nổi bật và tầm nhìn dài hạn của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang đã giúp ông trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho các doanh nhân trẻ đầy tham vọng tại Việt Nam. Ông là một tấm gương thành công sáng chói trong thế giới kinh doanh, truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi ước mơ và đem lại giá trị tích cực cho xã hội.

Trà My

Tin mới cập nhật

Giảng viên Trần Minh Tây: Từ cậu bé mê sách đến hành trình trở thành người sáng lập Học viện Padme

Giảng viên Trần Minh Tây: Từ cậu bé mê sách đến hành trình trở thành người sáng lập Học viện Padme

Vươn lên từ đam mê đọc sách, giảng viên Trần Minh Tây hiện là người sáng lập Học viện Padme, giáo viên yoga, huấn luyện viên thể hình, nhà tham vấn tâm lý.
PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các hoạt động an sinh xã hội (ASXH) ý nghĩa.

Tin khác

“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

Có cơ ngơi nghìn tỷ trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, ít ai biết doanh nhân Cô Gia Thọ từng trải qua tuổi thơ cơ hàn.
Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, có sự nghiệp thành đạt, ít ai biết doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên từng từ bỏ giảng đường để vào Nam lập nghiệp.
Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Là một trong những gương mặt nổi bật nhất của nhóm doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu, tài trí và khả năng lãnh đạo của ông Hồ Hùng Anh khiến ai cũng nể phục.
Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Bằng tài năng và bản lĩnh dám đi ngược số đông, ông Nguyễn Tử Quảng - CEO tập đoàn BKAV đã tiên phong thay đổi nền công nghệ Việt Nam.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Cựu CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo góp phần thay đổi diện mạo ngành hàng không Việt, là một trong số nhân vật nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, qua nhiều biến cố thăng trầm đã tôi luyện Cao Thị Ngọc Dung – người đàn bà thép ngành vàng bạc.
“Đường Bia”: Từ đạp xích lô thuê đến đại gia cơ nghiệp đa lĩnh vực

“Đường Bia”: Từ đạp xích lô thuê đến đại gia cơ nghiệp đa lĩnh vực

Từ một người đạp xe xích lô đến Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, ông Nguyễn Hữu Đường (Đường Bia) đã gây dựng cơ nghiệp đa lĩnh vực đáng ngưỡng mộ...
CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt

Thành công của Vinamilk – thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới và có giá trị bậc nhất Việt Nam - có công lớn từ bàn tay nuôi dưỡng của bà Mai Kiều Liên.
CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

Là người đứng sau Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, doanh nhân Ngô Tường Vy luôn khát khao xây dựng chuỗi nông sản Made in Việt Nam.
Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Từ kỹ sư cơ khí với đam mê kinh doanh, ông Trần Việt Anh xây dựng Nam Thái Sơn Group trở thành một trong những công ty sản xuất bao bì hàng đầu Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Phiên bản di động