Nguồn tài nguyên quý khiến cả thế giới săn lùng: Không để lãng phí, chảy máu loại khoáng sản này

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khai thác đất hiếm là một trong những đòi hỏi rất quan trọng, không để lãng phí, “chảy máu” khoáng sản.
Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam “Đánh thức” khoáng sản quý khiến cả thế giới săn lùng: Tỉnh Lai Châu kiến nghị gì? SGI - Tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất nam châm đất hiếm tìm kiếm gì tại Lai Châu?

Không để “chảy máu” khoáng sản

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu vừa trực tiếp làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lai Châu nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương; kết hợp khảo sát tình hình triển khai Dự án khai thác đất hiếm tại Đông Pao (Xã Bản Hon, Huyện Tam Đường).

Báo cáo của lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho thấy, đây là địa phương có tiềm năng đất hiếm rất lớn (đã ghi nhận 4 mỏ, điểm khoáng sản), với tổng diện tích mỏ là 2.779,4 ha. Tổng trữ lượng tính được khoảng 21 triệu tấn.

Theo giới phân tích, tiềm năng đất hiếm tại tỉnh Lai Châu là rất quan trọng. Việc phát triển công nghiệp và công nghệ liên quan đến đất hiếm có thể mang lại nhiều cơ hội cho kinh tế địa phương, tạo việc làm và đóng góp vào sự đa dạng hóa kinh tế tỉnh Lai Châu.

Chia sẻ với Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đất hiếm là một trong những khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển công nghệ sản xuất chip điện tử, bán dẫn... Vì vậy, việc khai thác khoáng sản này là một trong những đòi hỏi rất cấp bách mà chúng ta phải xem xét trong thời gian tới.

Nhưng vì là tài nguyên hiếm và quý nên phải tập trung máy móc, công nghệ khai thác, lọc quặng, làm sao để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu xuất khẩu của thế giới; song cũng phải tránh mất mát, hao hụt, đảm bảo phù hợp để có hiệu quả cao nhất trong việc khai thác sử dụng khoáng sản mà chúng ta phải thực thi.

“Việc khai thác như thế nào cũng là cả vấn đề, vì nó không phải là dễ. Đây là nguồn khoáng sản quý hiếm, nếu khai thác không hiệu quả thì không chỉ là lãng phí mà tạo ra nguy cơ chảy máu khoáng sản mà còn là nguy có dẫn đến tệ nạn xã hội, nhiều thứ đằng sau. Đây là những vấn đề cần phải lựa chọn và tính toán, để trên cơ sở đó có bài toán tốt nhất cho quá trình khai thác, sàng lọc lựa chọn, kinh doanh cho phù hợp”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Khai thác đất hiếm: Không để lãng phí, “chảy máu” khoáng sản
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, chuyên gia kinh tế - Ảnh: quochoi.vn

Đồng quan điểm, trả lời báo chí trước đó, TS Đỗ Văn Lĩnh - Phó liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho hay, đã gọi là hiếm thì khó, từ nghiên cứu đến quyết định thăm dò là cả một quá trình. Khi thăm dò xác định có giá trị kinh tế thì cần có nguồn lực để khai thác…

"Quy trình thường nghiên cứu, điều tra, phát hiện, khoanh vùng triển vọng, đánh giá rồi chuyển sang thăm dò. Tìm được mỏ đất hiếm là câu chuyện dài, nhất là tìm được mỏ đất hiếm xác định nó có giá trị rất lớn. Khó khăn rất nhiều, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chưa xứng với tiềm năng", TS Đỗ Văn Lĩnh nhận định.

Việc khai thác đất hiếm có ý nghĩa quan trọng nhưng vậy nhưng theo đại diện Bộ Công Thương, hiện nay, Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm. Các quốc gia có công nghệ cũng chưa thật sự mong muốn chia sẻ, chuyển giao công nghệ. Trên thế giới, trong việc hợp tác để khai thác, chế biến đất hiếm, công nghệ chế biến đất hiếm được coi là yếu tố chủ chốt, mang lại ưu thế cho quốc gia.

Thời gian gần đây, có nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... quan tâm, nghiên cứu và bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đất hiếm. Tuy nhiên đến nay, các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài vẫn chưa có đề xuất, hợp tác cụ thể và trao đổi với các doanh nghiệp thực hiện dự án khai thác, chế biến khoáng sản đất hiếm tại Việt Nam.

Khai thác đất hiếm: Không để lãng phí, “chảy máu” khoáng sản
Không để lãng phí, “chảy máu” khoáng sản đất hiếm - Ảnh minh họa, nguồn internet

Đánh thức kho báu đất hiếm bằng công nghệ tiên tiến

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây đã ký phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Trong đó, quy hoạch đưa dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai mỗi năm.

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2030, sẽ hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Lai Châu). Thăm dò nâng cấp, mở rộng các mỏ đã cấp phép khai thác và đầu tư mới thăm dò tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Song song đó, đẩy mạnh tìm kiếm công nghệ, thị trường khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản đất hiếm đã cấp phép khai thác tại các mỏ như Đông Pao (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái).

Ngoài ra, cũng sẽ hoàn thành nhà máy chế biến đất hiếm tại xã Yên Phú (H.Văn Yên, Yên Bái).

Sang giai đoạn 2031 - 2050, tiếp tục đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3 - 4 dự án khai thác tại Lai Châu, Lào Cai nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn này đạt khoảng 2,112 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.

Quy hoạch nêu rõ, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%, khuyến khích sản suất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ.

Liên quan đến khai thác, chế biến đất hiếm, tháng 12/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác Nhật Bản khai thác mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Lý do mỏ này có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác ngay theo quy mô công nghiệp.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu, mặc dù dự án khai thác, chế biến mỏ đất hiếm Đông Pao được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 2096/QĐ-BTNMT ngày 3/12/2012.

Tuy nhiên, đến nay Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico chưa xây dựng các công trình bảo vệ môi trường để phục vụ giai đoạn khai thác, chế biến được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoặc cấp giấy phép môi trường.

Lý giải nghịch lý được cấp phép, nhưng không thể khai thác, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu cho hay, từ năm 2016 đối tác Nhật Bản nắm công nghệ bản quyền đã rút khỏi liên danh. Công ty chỉ có thể chế biến sâu đất hiếm đạt 40% trong khi quy định xuất khẩu tối thiểu của Bộ Công Thương là 95% và yêu cầu của Chính phủ không được bán đất hiếm dạng thô.

Những năm qua, công ty đã làm việc với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để có thể khai thác. Tuy nhiên, các nỗ lực đều không thành công do đối tác không chứng minh được năng lực công nghệ.

Theo số liệu thống kê của Cục Khảo sát địa chất Mỹ năm 2022 công bố, trữ lượng khoáng sản đất hiếm tại Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới, khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với trữ lượng 44 triệu tấn.

Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, công nghệ hóa chất, bán dẫn, pin xe điện, tuabin điện gió, điện thoại, máy bay.

Vì vậy, thời gian gần đây các kênh truyền thông nước ngoài liên tục đưa tin Việt Nam đang trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, là thị trường có thể cung ứng đất hiếm top đầu thế giới.

Minh Quang

Tin mới cập nhật

Xây dựng, rèn luyện cán bộ của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Xây dựng, rèn luyện cán bộ của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Xây dựng, rèn luyện cán bộ của đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là vấn đề cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề chiến lược lâu dài.
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Ổn định vĩ mô đi cùng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Ổn định vĩ mô đi cùng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Đây là hai yêu cầu để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, được nêu trong báo cáo kinh tế quý I của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ĐHQG Hà Nội.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hôm nay (ngày 18/5) Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau 3 ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Chuyên gia nói gì về việc mở rộng đường Láng?

Chuyên gia nói gì về việc mở rộng đường Láng?

Theo chuyên gia, mở rộng đường Láng và đầu tư cải tạo nút thắt ùn tắc giao thông là vô cùng cần thiết.
Nhận diện chân dung doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam

Nhận diện chân dung doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược là lý do cho dòng vốn dự kiến của Hoa Kỳ tiếp thêm động lực cho nhiều lĩnh vực của Việt Nam.
Những điểm mới khi thu phí không dừng, bỏ barier đầu vào cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Những điểm mới khi thu phí không dừng, bỏ barier đầu vào cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông, là tuyến cao tốc đầu tiên sẽ áp dụng thu phí không dừng (ETC) đa làn tự do, bỏ barrie đầu vào.
Sự bất ổn của thị trường vàng là

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Giải ngân vốn đầu tư công: Cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi đề cập đến tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh, kiểm tra thị trường vàng, đề xuất chính sách quản lý thuốc lá điện tử

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Thanh, kiểm tra thị trường vàng, đề xuất chính sách quản lý thuốc lá điện tử

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng, đề xuất chính sách mới quản lý thuốc lá điện tử,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Giá vé máy bay cao chót vót: Có hay không sự bất thường?

Giá vé máy bay cao chót vót: Có hay không sự bất thường?

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vân tải kết quả rà soát, kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng bay nội địa.

Tin khác

Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô cả nước mới qua 4 tháng đầu tiên của năm 2024 đã sáng lên nhiều tín hiệu tích cực cho phép kỳ vọng hiện thực mục tiêu cả năm.
Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp là một trong các bộ, ngành được Bộ Công Thương xin ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách thí điểm quản lý thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Ngày 6/5, Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những thành tích mà lực lượng Cảnh sát giao thông đã đạt được trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.
Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Chủ nghĩa dân túy, một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng thời gian gần đây bỗng có bóng dáng “quen thuộc” quanh những phát ngôn về câu chuyện điện mặt trời.
Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước 4 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận thặng dư ở mức cao theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4/2024.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Ký ức về cuộc hành quân thần tốc tới ngày toàn thắng

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Ký ức về cuộc hành quân thần tốc tới ngày toàn thắng

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh là sư đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên từ miền Bắc tiến vào miền Nam.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Triển khai quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản; giá vàng lập đỉnh mới sau khi hủy đấu thầu,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Đoàn công tác tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm gặp gỡ và tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với các tập đoàn Vương quốc Hà Lan.
6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam cần có khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo động lực cho các chủ thể sáng tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/5 thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024.
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Phiên bản di động